Những cổ vật Linga độc đáo ở An Giang

16/11/2015 16:10

Theo dõi trên

Bảo tàng tỉnh An Giang hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật quý của vương quốc Phù Nam xưa, trong đó có có tượng Linga vàng là hiện vật hiếm thấy ở Việt Nam, 2 tượng Linga - Yoni bằng thạch anh cũng là loại hiếm có trong nước.



 Linga bằng vàng
 
Theo tư liệu của Bảo tàng tỉnh, năm 1985, cổ vật Linga vàng được khai quật ở khu vực thuộc địa phận xã Phú Nhuận huyện Thoại Sơn - nơi từng nổi tiếng với mỏ vàng của vương quốc Phù Nam nằm ẩn trong lòng đất. Khu vực này một thời bị xáo trộn gây mất trật tự do dân các nơi khác kéo về đào đất tìm vàng.
 
Khi các nhà khảo cổ đào bới chạm một ngôi mộ xưa, trong mộ có nhiều hiện vật trong đó có 2 bát đồng úp dính nhau. Khi mở 2 bát này ra, các nhà khảo cổ trầm trồ bởi trong bát là tượng Linga vàng được chế tác rất đẹp. Từ đấy các nhà khảo cổ nhận định, mấy ngàn năm trước khu vực này có thể là đền thờ thần Shiva và tượng Linga vàng này là biểu hiện của hình tượng thần Shiva.
 
Cùng với hiện vật độc đáo trên, Bảo tàng tỉnh An Giang cũng lưu giữ 2 Linga tìm được ở xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn. Xã Vọng Thê cũng là nơi từng có mỏ vàng dưới lòng đất và là một phần của nền văn hóa cổ Phù Nam. Theo các nhà khảo cổ, cả hai vật này chất liệu làm bằng thạch anh, trong đó 1 Linga có kích thước 0,18x0,42cm, dày 0,10cm, còn Linga kia lớn hơn một chút với kích thước 0,19x0,38cm, dày 0,11cm. Các nhà khảo cổ nhận định, đây là hiện vật cực kỳ quý hiếm thuộc về chế tác của vương quốc Phù Nam xưa.
 
Đại diện Bảo tàng tỉnh An Giang tự hào nói, năm 2014, Bảo tàng Metropolitan (Mỹ) đã liên hệ Bảo tàng tỉnh An Giang đưa 2 Linga-Yoni thạch anh qua nước bạn triển lãm.
 
Theo YẾN PHI (Một thế giới)

Bạn đang đọc bài viết "Những cổ vật Linga độc đáo ở An Giang" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.