Nghệ nhân - Người "giữ lửa" quyết định việc tồn tại di sản văn hóa của cộng đồng

23/11/2022 14:24

Theo dõi trên

Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của đời sống hiện đại đang bào mòn một số di sản văn hóa còn sót lại của đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, vai trò của các nghệ nhân có vị trí quan trọng trong vốn di sản văn hóa dân tộc, có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của di sản văn hóa phi vật thể.

nghe-nhan-2-1669124678846472293956-1669176582846-166917658325427279244-1669188132.jpg
Các nghệ nhân dân gian chính là những người "giữ lửa", "truyền lửa", quyết định việc tồn tại di sản văn hóa của cộng đồng

Nghệ nhân - người đại diện, trí tuệ, chỗ dựa của cộng đồng

Tỉnh Điện Biên tính đến năm 2022 toàn tỉnh có 29 di tích được cấp có thẩm quyền xếp hạng, 14 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong đó có 02 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Và toàn tỉnh hiện có 41 cá nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú".

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên khẳng định: "Để đạt được những kết quả đó, bên cạnh vai trò, trách nhiệm của chính quyền và cấp ủy các cấp còn có sự đóng góp to lớn của nghệ nhân, người am hiểu về bản sắc văn hóa truyền thống tại cộng đồng, họ là những người đại diện, người phát ngôn, là trí tuệ, chỗ dựa tinh thần cho một dòng họ, cộng đồng dân cư, là người truyền tải một cách dễ hiểu, nhanh và hiệu quả nhất những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới nhân dân.

Đối với công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, các nghệ nhân dân gian chính là những người "giữ lửa", "truyền lửa", quyết định việc tồn tại di sản văn hóa của cộng đồng. Họ có đóng góp to lớn trong việc khôi phục, bảo tồn, phát huy các giá trị của lễ hội, Tết cổ truyền, các phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; gìn giữ, phát huy các di sản văn hóa truyền thống như: tiếng nói, chữ viết, các làn điệu dân ca, dân vũ…".

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang chia sẻ, những năm qua hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm, do đó các nét văn hóa riêng, các nghề truyền thống của từng dân tộc được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, vẫn còn các hoạt động mê tín, các hủ tục lạc hậu, hoạt động tín ngưỡng không lành mạnh như: cúng khi người bị ốm, tảo hôn, sinh con thứ 3, hôn nhân cận huyết thống… đã làm ảnh hưởng đến tư tưởng tiến bộ trong cộng đồng các dân tộc, gây mất đoàn kết, thiệt hại về kinh tế cho đồng bào các dân tộc.

Để khắc phục tình hình đó, tỉnh Hà Giang đã thành lập mô hình Hội Nghệ nhân dân gian vào năm 2016. Kể từ khi được thành lập và đi vào hoạt động, các tổ chức "Hội nghệ nhân dân gian" đã phát triển chiếm 98% hầu hết các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Và có 3.150/8.459 hội viên, chiếm trên 37%, đây là lực lượng nòng cốt trong việc tham mưu đề xuất với chính quyền địa phương trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc

Hoạt động của Hội nghệ nhân dân gian đã phát triển mạnh về lĩnh vực phát huy bản sắc văn hóa dân gian truyền thống các dân tộc, tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, xóa bỏ, cải tiến các phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan như: hôn nhân cận huyết thống, nạn tảo hôn, sinh con thứ 3… Đặc biệt, các hội viên còn vận động nhân dân thực hiện tốt các quy ước, hương ước của thôn, bản, phát huy gìn giữ các văn hóa dân gian của từng dân tộc, địa phương, truyền dạy các nghề truyền thống… góp phần đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".

dai-doan-ket-4-16691246787841761547618-1669176584226-1669176584294680068641-1669188227.jpg
Cần chú trọng hơn đến nhóm nghệ nhân tín ngưỡng, vì họ có uy tín đặc biệt trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân gian và có mỗi quan hệ mật thiết với người dân

Cũng như các địa phương khác trên cả nước, tại Lạng Sơn, vai trò nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số thời kỳ hội nhập và phát triển. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn chia sẻ: "Tỉnh Lạng Sơn đã thành lập Hội bảo tồn dân ca; Hội di sản văn hóa để tập hợp, nuôi dưỡng, phát huy tinh thần, nhiệt huyết, niềm đam mê của các nghệ nhân, chủ thể văn hóa trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa theo định hướng của cơ quan quản lý nhà nước và tôn chỉ, mục đích của Hội".

Qua thực tế hoạt động của hơn 10 năm của Hội bảo tồn dân ca và hơn 5 năm của Hội di sản văn hóa tỉnh Lạng Sơn cho thấy vai trò to lớn của các nghệ trong các lĩnh vực như: Truyền dạy các lọai hình các loại hình di sản văn hóa phi vật thể cho hàng trăm lượt người ở tất cả các loại hình từ lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian.. đến tập quán xã hội và tín ngưỡng; Duy trì, xây dựng, thành lập được khoảng gần 100 câu lạc bộ hát dân ca cùng hàng trăm tổ, đội văn nghệ ở cơ sở làm tiền đề, cơ sở gây dựng, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh; cung cấp, các chất liệu dân gian cổ truyền cho các nhà âm nhạc, nghệ sĩ chuyên nghiệp…

Cần phát huy hiệu quả vai trò của nghệ nhân

Để tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong đó tăng cường tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; phát huy vai trò của các chủ thể văn hóa và khích lệ sự sáng tạo các giá trị văn hóa mới trong phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc, góp phần giảm dần sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên chia sẻ, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của nghệ nhân, người am hiểu trong cộng đồng về trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép giữa các Chương trình, Đề án, Dự án về phát triển văn hóa các dân tộc và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Đặc biệt, tiếp tục tham mưu nội dung xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của Chính phủ cho những nghệ nhân có tâm huyết.

dai-doan-ket-2-1669124678761596724787-1669176585370-16691765854741855815374-1669188269.jpg
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của nghệ nhân, người am hiểu trong cộng đồng về trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình

Với mong muốn phát huy hiệu quả vai trò của Hội Nghệ nhân trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết: "Hội nghệ nhân dân gian cần thực hiện tốt các biện pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động. Đối với từng lĩnh vực hoạt động của Hội nghệ nhân dân gian phải bố trí những hội viên là người có uy tín, có tay nghề, có khả năng tập hợp, năng lực để phụ trách nhóm lĩnh vực. Cần chú trọng hơn đến nhóm nghệ nhân tín ngưỡng, vì họ có uy tín đặc biệt trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân gian và có mỗi quan hệ mật thiết với người dân. Các huyện, thành phố cần chú trọng chính sách hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của tổ chức Hội; chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân tham gia giảng dạy văn hóa truyền thống tại các trường học; chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân có mức sống hàng tháng dưới mức lương cơ sở…".

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cũng đưa ra ý kiến để các nghệ nhân thực hiện tốt vai trò của mình, cần phải định kỳ kiểm tra, giám sát việc thể chế hóa chủ trương của Đảng đối với cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, củng cố tổ chức bộ máy quản lý di sản văn hóa từ tỉnh đến cơ sở. Tiếp tục khuyến khích, bồi dưỡng, đào tạo tài năng sáng tạo văn hóa - văn học nghệ thuật dân tộ

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm thúc đẩy việc hợp tác giao lưu, trao đổi về văn hóa truyền thống với các tỉnh, thành trong cả nước và quốc tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu khoa học, kỹ thuật hiện đại vào việc quản lý, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc./.

Theo bvhttdl.gov.vn
Bạn đang đọc bài viết "Nghệ nhân - Người "giữ lửa" quyết định việc tồn tại di sản văn hóa của cộng đồng" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.