Ngắm “Lão Bạch mai”, cây di sản quốc gia ở miền Tây

18/03/2016 08:47

Theo dõi trên

Trên 300 năm tuổi, cây Bạch mai ở Bến Tre được người dân gọi là “Thần mai”, “Lão Bạch mai” và là một trong số 3 cây mai cổ thụ còn sót lại ở Nam bộ.



Hoa Bạch mai di sản

Nằm phía trước đình Phú Tự (phường Phú Hưng, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre), cây Bạch mai được xem là một trong những cây mai cổ thụ quý hiếm của cả nước.

Hiện thân cây Bạch mai chính không còn nhưng từ gốc cây cũ đã mọc ra nhiều thân lớn, nhỏ. Các nhánh mai trong tư thế nằm ngang mặt đất, dài từ 7 - 8m, tỏa thành tán rộng chiếm diện tích cả trăm mét vuông.

Cành nhánh xum xuê và nặng nề nên cây Bạch mai được chống đỡ bằng nhiều trụ xi măng xung quanh. Cây thường ra bông vào tháng 1 âm lịch, bông có nhị vàng và 4 cánh màu trắng, ban đêm tỏa hương thơm ngát cả một vùng. Người dân địa phương cho biết, bông này đem ủ chung với trà khi chế trà uống sẽ cho một vị thơm dễ chịu.

Theo các cụ cao niên, đến nay cũng không ai biết cây Bạch mai được trồng lúc nào và xuất xứ từ đâu. Người dân chỉ biết cây Bạch mai này gắn liền với lịch sử hình thành, công cuộc khai phá vùng đất cù lao Phú Hưng.

“Tôi được nghe ông nội tôi kể rằng cây Bạch mai này có từ trước thời ông cố tổ tôi đến vùng đất nay khai hoang. Chỉ nghe biết vậy thôi chứ không biết chính xác từ lúc nào nhưng cây mai này đã hơn 300 năm tuổi. Do mai được trồng trên vùng đất cao và trước đình nơi đây được người dân làm nơi hội họp, cúng lễ”, cụ ông 80 tuổi ở địa phương cho biết.

Trải qua bao biến cố của lịch sử, cây mai vẫn đứng vững, cành lá phát triển xanh tốt. Thấy mai ra hoa đẹp và tỏa hương thơm nên nhiều người tìm cách nhân giống như: chiết, ghép cây đem đi nơi khác trồng nhưng vẫn không sống. Theo người dân địa phương, vào năm Mậu thân 1968, xung quanh đình Phú Tự bị dội trúng 3 trái bom xăng, nhưng cây Bạch mai chỉ bị cháy sém lá và sau đó phát triển tươi tốt hơn.

Năm 2014, Nhà nước đã công nhận cây Bạch mai ở đình Phú Tự là “Cây Di sản quốc gia”

Hiện nay tại đình Phú Tự vẫn còn lưu lại 4 câu thơ về cổ thụ Bạch mai: “Khí thiêng hun đúc bạch mai thần, Phú tự đình xưa rợp bóng sân, Xuân trổ ngàn hoa đơm trắng phiếu, Đông đâm muôn lộc phủ trong ngần”.





Đình Phú Tự (xã Phú Hưng, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) từ xưa đã nổi tiếng vì gắn với cây Bạch mai cổ thụ là nhân chứng cho sự hình thành, phát triển của cả vùng đất Nam bộ. Ngôi đình được xây dựng từ năm nào vẫn chưa xác định nhưng được vua Minh Mạng sắc phong vào năm 1824. Đến năm 1094 đình được trùng tu lại cho đến ngày nay. Riêng cây bạch mai trước cửa đình thì lại có mặt trước đó từ rất lâu



Hiện thân cây Bạch mai chính không còn nhưng từ gốc cây cũ đã mọc ra nhiều thân lớn, nhỏ.




Các nhánh mai trong tư thế nằm ngang mặt đất, dài từ 7 - 8m, tỏa thành tán rộng chiếm diện tích cả trăm mét vuông.



Cành nhánh xum xuê và nặng nề nên cây Bạch mai được chống đỡ bằng nhiều trụ xi măng xung quanh.



 Cây thường ra bông vào tháng 1 âm lịch, bông có nhị vàng và 4 cánh màu trắng, ban đêm tỏa hương thơm ngát cả một vùng.



 Người dân địa phương cho biết, bông này đem ủ chung với trà khi chế trà uống sẽ cho một vị thơm dễ chịu.



Theo các cụ cao niên, đến nay cũng không ai biết cây Bạch mai được trồng lúc nào và xuất xứ từ đâu. Người dân chỉ biết cây Bạch mai này đến nay đã hơn 300 tuổi.



Trải qua bao biến cố của lịch sử, cây mai vẫn đứng vững, cành lá phát triển xanh tốt. Thấy mai ra hoa đẹp và tỏa hương thơm nên nhiều người tìm cách nhân giống như: chiết, ghép cây đem đi nơi khác trồng nhưng vẫn không sống.



 Năm 2014, Nhà nước đã công nhận cây Bạch mai ở đình Phú Tự là “Cây Di sản quốc gia”



Những câu thơ về Bạch mai



Một góc đình Phú Tự nơi có cây di sản Bạch mai.

(Theo Dân Việt)

DƯƠNG THANH
Bạn đang đọc bài viết "Ngắm “Lão Bạch mai”, cây di sản quốc gia ở miền Tây" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.