Mộ Bà Rịa - Vũng Tàu xưa và nay

20/10/2015 00:31

Theo dõi trên

Mộ Bà Rịa ở xã Tam Phước, huyện Long Điền, tỉnh BRVT. Bà Rịa người gốc Phú Yên. Năm 15 tuổi (1670) bà có mặt trong đoàn lưu dân từ Dinh Trấn Biên (Phú Yên) vào Nam lập nghiệp. Nơi đến là vùng đất rộng lớn, rừng thiêng nước độc, có địa hình lồi lõm phức tạp, có rất nhiều thú dữ.


Khi đặt chân đến vùng rừng thiêng nước độc này, bà tập trung vào khai khẩn đất hoang ở vùng rừng núi Đồng Xoài, Gò Xoài - Phước Liễu đến Láng Dài - Xuyên Mộc.

Bà đã huy động dân chúng sửa chữa cầu, đường bị hư hỏng, giúp đoàn quân của Nguyễn Hữu Cảnh hoàn thành nhiệm vụ.

Chúa Nguyễn thấy Bà Rịa có công lớn nên phong tước Hàm Nghè và sắc phong cho mang họ nhà Chúa, từ đó bà có tên là Nguyễn Thị Rịa.

 



Bà mất năm 1759 hưởng thọ 94 tuổi. Bà không có con cái, sau khi bà mất toàn bộ ruộng đất bà khai khẩn được sung vào công điền chia cho người nghèo. Năm 1902, Trường Viễn Đông Bác Cổ Đông Dương xây lại mộ Bà Rịa, xung quanh mộ được xây bằng đá tổ ong, phần bia mộ còn khắc dòng chữ “Nguyễn Thị Rịa Tiên Nương”.

Vào năm 2010 UBND huyện Long Điền lập điện thờ, sửa sang, cử người trông coi và hương khói mộ của bà ở xã Tam Phước, huyện Long Điền. Hàng năm cứ vào ngày 4/4 huyện Long Điền tổ chức lễ cúng Bà Rịa để tưởng nhớ và giáo dục cho thế hệ mai sau về công lao của Bà với vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu xưa.
 
Võ Hiền (T.hợp)

Bạn đang đọc bài viết "Mộ Bà Rịa - Vũng Tàu xưa và nay" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.