
Tới dự có Thiếu tướng Nguyễn Văn Tín thừa uỷ quyền Thủ trưởng Tộc cụ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cùng nhiều tướng lĩnh Quân đội, Công an nhân dân, nhiều Nhà văn, Nhà thơ, Nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, đại diện lãnh đạo huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thân nhân gia đình Đại tướng.


Báo cáo đề dẫn của Nhà báo Nguyễn Thế Khoa, các tham luận của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Thiếu tướng Hoàng Kiền, Đại tá Nguyễn Huyên... các GS, PGS Nguyễn Đình Chú, Hồ Sĩ Vịnh, Lê Ngọc Canh, Trình Quang Phú, Phan Đăng Nhật, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Minh Đức, Lê Thị Bích Hồng, Nguyễn Hồng Vinh..., Họa sĩ Lê Trí Dũng... các Nhà văn, Nhà thơ Thanh Thảo, Trần Đăng Khoa, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Trọng Tạo, Thái Bá Lợi, Vũ Hạnh, Nhà viết kịch Nguyễn Thế Kỷ... đều cho rằng: Đại tướng Võ nguyên Giáp là vị tướng thiên tài, nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc của thế giới ở thế kỷ XX, là một danh tướng cốt cách nhân văn của văn hoá Việt, là Đại tướng của lòng dân, một vĩ nhân, nét văn hoá thắm đỏ trong hồn cốt dân tộc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà chỉ huy thiên tài, người anh cả của QĐNDVN. Nhưng đóng góp lớn nhất của Đại tướng cho văn hóa dân tộc chính là ở nhân cách văn hóa cao đẹp của Người. Đó là một người cộng sản trong như ánh sáng, rất mực yêu nước thương dân, thực sự suốt đời dĩ công vi thượng. Đó là một tổng tư lệnh đại trí đại dũng biết đau với từng vết thương, biết tiếc từng giọt máu củachiến sĩ. Đó là một vi tướng bách chiến bách thắng nhưng luôn khoan hòa khiêm cung. Đó là một học giả hết sức uyên bác luôn nói những lời giản dị, dân giã. Đó là vị khai quốc công thần khi bị đối xử bất công, bị cố ý lãng quên vẫn thanh thản, nhẫn nhịn chịu thua thiệt dù theo cách phủ tuyết cả ngọn núi lửa trong mình như nhân xét của mọt nhà báo Pháp, Người vẫn giữ nguyên vẹn niềm tin vào chiến thắng của lý tưởng, của lẽ công bằng, sự chính trực. Đại tướng đã cho mỗi cán bộ đảng viên, mỗi người dân Việt Nam một tấm gương sáng để soi minh.