Góc nhìn Đà Lạt xưa và nay

02/04/2019 14:11

Theo dõi trên

Trong cuốn giai phẩm mới nhất về Đà Lạt (Lâm Đồng), "Miền sương khói" (NXB Văn hóa Văn nghệ) như gom góp lại những ký ức về Đà Lạt được lưu dấu trên những trang viết trải qua 3 thế kỷ, từ buổi người Pháp có tham vọng biến thành phố này thành một châu Âu thu nhỏ của bác sĩ Yersin năm 1893 hay như ghi chép của Pierre Dru năm 1904…


Độc giả có thể tìm thấy ở giai phẩm "Miền sương khói" truyện ngắn được in lại của Hoàng Ngọc Tuấn: "Nhà có hoa mimosa vàng", sau từng ấy năm vẫn vẹn nguyên một cảm xúc thân quen, cả khung cảnh, nhân vật cũng vẫn như là mới hôm qua.

Trên vùng cao nguyên này, Đà Lạt như một người đẹp chìm sâu vào giấc ngủ trong cái lạnh vĩnh hằng nên bảo lưu được thời gian trên thân
thể.

Ba thế kỷ đã trôi qua, đến lúc Đà Lạt cũng phải đối diện những vấn đề của riêng nó, những biên khảo trong tập này giúp ta có thêm một điểm nhìn về lịch sử quy hoạch và kiến trúc ở Đà Lạt, trước sự đe dọa những kiến trúc cổ sẽ biến mất.

Nơi đây, thời gian lưu giữ những ký ức của những con người hôm nay và hôm qua, của những nghệ sĩ như Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương… mà tên tuổi có lẽ đã vượt hẳn ra khỏi biên giới Việt Nam nhưng trước miền sương khói Đà Lạt vẫn chỉ là những lữ khách bình thường vẫn mải miết trên cuộc hành hương đi tìm giấc mơ vẫn tồn tại mà dường như đã mất của bản thân.

T.Khang
Theo nld.com.vn

Bạn đang đọc bài viết "Góc nhìn Đà Lạt xưa và nay " tại chuyên mục Văn hiến phương Nam. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.