Làng Dương Cống có 5 họ lớn, đó là họ Phạm, họ Nguyễn, họ Vũ, họ Trần và họ Đỗ, 5 dòng họ ấy lần lượt thay nhau có những “trinh nữ chết già” để làm ma cho ngoại quốc. Chuyện kể có rất nhiều cô gái trẻ chưa chồng của 5 dòng họ ấy, tự dưng chết, hoặc có nhiều người không lấy chồng, mặc dù họ rất xinh đẹp, cuối cùng chết vì một nguyên nhân nào đó, tất cả họ có điểm chung, đó đều là gái chưa chồng.
"Giông gió đi qua" của nhà văn Trọng Bảo
12/05/2018 22:22
Tập truyện ngắn này do NXB Quân Đội Nhân Dân phát hành năm 2016. Giông gió đi qua bao gồm tất cả 18 truyện ngắn hay chọn lọc của nhà văn Trọng Bảo, trong đó có một số truyện ngắn hay như: Đợi mùa hoa cải năm sau; Giông gió đi qua; Hương thị; Ngày mai em sẽ đến tìm anh; Gã hoạn lợn; Mỹ nhân xóm trại…
Giông gió đi qua, là truyện ngắn được lấy tên đặt tiêu đề cho cả tập truyện.Nội dung câu chuyện kể về làng Dương Cống có một lời nguyền là gái làng Dương Cống luôn phải có những “trinh nữ chết già”. Làng Dương Cống có địa hình rất đặc biệt, có một huyệt đạo rất hiểm, đầu làng có mỏm núi rất giống như hình một con sư tử đực đang tung bờm đầu hướng về phương Bắc, đó là một mỏm núi đá xanh liền khối… Nghe nói ngày xưa bọn giặc giấu vàng ở bên trong mỏm đá ấy. Tương truyền là bọn giặc bắt những trinh nữ cho ngậm nhân sâm, khâu miệng lại rồi chôn sống ngay tại những nơi giấu vàng, để họ từ từ chết dân và biến thành thần giữ của cho chúng.
Làng Dương Cống có 5 họ lớn, đó là họ Phạm, họ Nguyễn, họ Vũ, họ Trần và họ Đỗ, 5 dòng họ ấy lần lượt thay nhau có những “trinh nữ chết già” để làm ma cho ngoại quốc. Chuyện kể có rất nhiều cô gái trẻ chưa chồng của 5 dòng họ ấy, tự dưng chết, hoặc có nhiều người không lấy chồng, mặc dù họ rất xinh đẹp, cuối cùng chết vì một nguyên nhân nào đó, tất cả họ có điểm chung, đó đều là gái chưa chồng.
Và lời nguyền đó cứ ảm ảnh cả 5 dòng họ trên, dòng họ Đỗ lúc bấy giờ có cô gái tên Tho đã ngoài ba mươi tuổi mà vẫn chưa có chồng, nhưng đúng lúc ấy xuất hiện một người con trai từ nơi khác đến làng Dương Cống sinh sống làm ăn. Người con trai đó tên là Đồng Tiến Luân, anh Luân cũng vì hoàn cảnh nên mới bỏ xứ đến làng Dương Cống, sau khi quen biết cô Tho, mối tình của hai người bắt đầu.
Anh Luân quyết giải lời nguyền “Trinh nữ chết già” anh đã mua thuốc nổ định cho nổ tan mỏm núi đá xanh đầu làng Dương Cống, nhưng vì nhiều lý do, nên anh chưa thực hiện được. Cuối cùng trong một đêm mưa to gió lớn, mỏm núi đá hình sư tử ở đầu làng Dương Cống cũng bị nổ trong một đêm mưa to gió lớn do bị sét đánh trúng, cũng có thể là bị ai đó dùng thuốc nổ phá. Sau khi mỏm núi đá hình đầu sư tử bị phá vỡ, thì lời nguyền “Trinh nữ chết già” ở làng Dương Cống cũng không còn.
Hương thị,theo như lời kể của tác giả thì đây chính là truyện ngắn đầu tay của tác giả viết được đăng báo tường, khi tác giả học học năm cuối cấp ba. Bốn mươi năm sau gặp lại nhân vật nữ chính trong câu chuyện, tác giả mới hồi tưởng và viết lại câu chuyện này.
Nhân vật nữ chính xuất hiện trong chuyện tên là Linh, một cô giá đẹp từ thủ đô Hà Nội lên vùng trung du sơ tán, và tại đây Linh đã nảy sinh tình cảm với nhân vật tên là Thân học cùng lớp. Nhưng sơ tán cùng với Linh từ thủ đô Hà Nội lên vùng trung du này còn có nhiều học sinh khác, trong đó có Phú, Phú cũng tìm mọi cách để tán tỉnh Linh. Biết được chuyện Linh và Thân yêu nhau, Phú đã tìm cách hãm hại Thân bằng cách giấu tiền và cái bút máy Trường Sơn trong bàn học của Thân, sau đó Thân được minh oan và lên đường nhập ngũ và đã hy sinh.
Còn Linh và Phú trở về Hà Nội, họ đi học đại học, hai người kết hôn, họ làm việc trong cơ quan nhà nước. Phú sau thời gian công tác, sáp được lên chức to, thì bị tai nạn và bị liệt nữa người, Linh phải xin nghỉ hưu non để ở nhà chăm sóc Phú. Họ sống trong cảnh nghèo khó những năm cuối đời. Cả hai luôn cho rằng họ mắc nợ với nhân vật Thân, nên từ lúc biết Thân hy sinh trên chiến trường, họ đã đặt hình ảnh của Thân lên ban thờ cùng với bố mẹ họ.
Ngày mai em sẽ đến tìm anh, nội dung câu chuyện viết về đề tài chiến tranh, kể về cuộc chiến tranh biên giới của nhân dân ta chiến đấu ác liệt chống chọi lại giặc phương Bắc trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Cô gái tên Thư là nữ chiến sỹ thông tin trong trung đoàn, còn chàng trai tên Lâm ở đại đội công binh, họ đã yêu nhau và hy vọng vào ngày mai, vào ngày chiến tranh không xảy ra, họ có thể đến với nhau.
Nhưng ngày đầu tiên khi chiến tranh biên giới nổ ra, chàng trai lính công binh đã anh dũng hy sinh khi nổ cho nổ khối bộc phá để ngăn chặn đoàn xe tăng của địch. Đêm hôm trước, Thư đã hẹn ngày hôm sau sẽ đến thăm anh “nhất định ngày mai chủ nhật được nghỉ, em sẽ đến tìm anh! Ngày mai anh Lâm nhé…”. Nhưng cái ngày mai đó, đúng ngày chiến tranh xảy ra, Lâm đã hy sinh anh dũng, Thư đến bên bờ công sự nhặt một hòn đất bỏ vào túi, cô muốn đem một nắm đất có phần xương thịt hồn phách của Lâm về quê mình sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt.
Gã Hoạn Lợn, nội dung nhân vật chính kể về nhân vật Khoa làm nghề hoạn lợn, lý lịch gã Khoa hoạn lơn này không phải như những gã hoạn lợn bình thường khác, Khoa chính là kỹ sư làm ở phòng nông nghiệp huyện. Nhờ có chuyên môn khá, tương lai sán lạn, sau này có cơ hội làm trưởng phòng và làm những chức vụ to hơn nữa.
Nhưng trong phòng nông nghiệp của Khoa tự nhiên lại xuất hiện một cô cử nhân chuyên ngành sử học, cô này tên là Thoa, không xinh lắm, nhưng cũng ưa nhìn, nghe đâu là cháu của ông cán bộ X làm to ở trên tỉnh. Khoa không ưa cô thoa này, nhưng cô Thoa lại rất thích và mê anh cán bộ giỏi chuyên môn là Khoa. Vì sự xuất hiện của Thoa, nên Khoa quyết định xin chuyển công tác, nhưng không được, cuối cùng Khoa đi đến một quyết định là bỏ việc trở về quê.
Trong một lần đi làm thuê cùng nhũng người trong xóm, lúc nghỉ trưa, nghe thấy họ bàn tán chuyện nhờ anh hoạn lợn, thiến cho con lợn đực, hoạn cho con lợn cái, nhưng chưa tìm được anh hoạn lơn. Khoa nói mình làm được, và anh thử thiến giúp cho họ mấy con lợn, mọi việc diễn ra suôn sẻ, Khoa quyết định sắm bộ đồ nghề, và từ đó trở thành tay hoạn lợn chuyên nghiệp, rong ruổi khắp các vùng quê trên chiếc xe đạp cà tàng.
Trong thời gian đó, cô Thoa sau khi đi học xong lớp tại chức về nông nghiệp, đã làm trưởng phòng nông nghiệp huyện, rồi phó giám đốc sở nông nghiệp tỉnh, tình cờ họ gặp lại nhau trong một lần xe đạp của Khoa đụng vào chiếc xe ô tô bốn bánh bóng lộn của cô Thoa đang trên đường đi công tác. Tí nữa anh phải đền tiền vì làm cho chiếc xe ô tô bị trước sơn, nhưng cô Thoa đã nhận ra người quen cho nên đã bỏ đi.
Nhờ cái nghề hoạn lợn giỏi, đã giúp Khoa đủ kiếm sống, và khi còn đang làm cán bộ ở phòng nông nghiệp huyện, có lần đi thăm quan, thị sát tình hình nông nghiệp tại một địa phương, sau này bỏ việc, Khoa trở về quê rong ruổi đi hoạn lợn khắp mọi nơi, và có người đã nhận ra gã hoạn lợn đó. Người nhận ra gã chính là cô Hoan, lúc đầu tiên gặp gã, cô Hoan mới đang học lớp 6 trường làng. Về sau này gặp lại nhau, cô Hoan nhận ra ngay gã hoạn lợn này chính là tay kỹ sư nông nghiệp ngày trước…
Gã hoạn lợn đã giúp cô Hoan thiết kế, xây dựng một khu chăn nuôi khá khoa học và quy củ. Trang trại lợn của cô Hoan đều do Khoa hoạn, lợn hay ăn chóng lớn, cô Hoan và gã hoạn lợn đã quất quýt với nhau ngay từ lần họ gặp lại nhau. Thời buổi kinh tế thị trường, cuộc sống và kinh tế của họ ngày một khấm khá hơn.
Nhìn chung, trong tập truyện ngắn này còn rất nhiều truyện hay. Giông gió đi qua cũng như nhiều tập truyện ngắn khác của nhà văn Trọng Bảo đều để lại nhiều tâm trí trong lòng độc giả.
Vương Quốc Hoa
Bạn đang đọc bài viết ""Giông gió đi qua" của nhà văn Trọng Bảo" tại chuyên mục Văn hóa - Văn nghệ.
Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.