Người miền Bắc không thể thiếu hoa đào trong ngày Tết. Hoa đào chính là một tín hiệu báo năm mới sắp đến. Theo quan niệm truyền thống, hoa đào tượng trưng cho sự may mắn, đặc biệt là lúc hoa đào cho hoa nhiều cánh.
Tết về, gia đình nào cũng chọn cho mình một cành đào ưng ý nhất, đem về đặt trước bàn thờ gia tiên để cầu mong sự an lành, hạnh phúc cho gia đình.

Mâm cổ miền Bắc - Ảnh: tin8.co
Bốn bát chính trong mâm cỗ Tết gồm một bát chân giò lợn hầm măng , một bát bóng thả, một bát miến và một bát mọc nấm thả. Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế. Nhiều mâm cỗ còn bày thêm cho mâm cỗ thêm đầy đủ , sung túc các món ngon như đĩa thịt đông, đĩa giò thủ, đĩa cá kho riềng, đĩa nộm su hào hoặc nộm rau cần. Những món tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho, tất cả bày vào đĩa nhỏ nên mâm cỗ Tết thêm đa dạng ,đầy đủ lại đẹp mắt.
Ngoài ra, mâm cỗ Tết người miền Bắc thì không thể thiếu bánh chưng xanh , xôi gấc và đĩa dưa hành muối .Chính vì thế nên mỗi độ Tết đến xuân về lòng người lại xốn xang rạo rực với:
Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh”
Người miền Trung rất trọng tình nghĩa, nhất là “tình làng nghĩa xóm”. Vậy nên, những ngày đầu năm mới, họ ngoài đi đến thăm và chúc Tết bà con họ hàng thì còn đi thăm láng giềng. Đây cũng là dịp mọi người lên chùa hái lộc, cầu may, cầu tài lộc cho các thành viên khác trong gia đình.

Miền Trung chăm chút cầu kỳ trong cách ăn cũng như lễ hội - Ảnh: eva.v
Miền Nam đón Tết giản dị, nhẹ nhàng

Từ đầu tháng Chạp âm lịch, người dân Nam Bộ đã bắt đầu rộn ràng không khí Tết. Tết ở miền Nam không rét như Tết ở miền Bắc, miền Trung. Miền Nam đón Tết trong tiết trời ấm áp, có ánh nắng xuân nhẹ nhàng.
Người miền Nam xem hoa mai là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết. Nó thể hiện sự trường thọ và ngũ phúc (phước, lộc, thọ, khang, ninh). Tết đến, những phiên chợ hoa xuân thu hút rất nhiều du khách thưởng ngoạn và thư giãn sau một năm bộn bề công việc.
Những món ăn ngày Tết của người miền Nam cũng có phần phong phú hơn cả với món nem, bì, lòng heo khìa, giò heo, lạp xưởng tươi, gỏi … Mâm ngũ quả, món gỏi gà luộc xé phay và củ hành, kiệu là món thường được bày trên mâm cỗ mọi thứ mang một ý nghĩa cho một năm mới sung túc, đầy đủ tất cả được thể hiện qua mâm ngũ quả cầu – dừa – đủ – xoài. Các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu được cánh mày râu rất ưa chuộng khi nhậu ngày Tết.
Bên cạnh đó, hai món thịt kho hột vịt nước dừa và canh khổ qua nhồi thịt là không thể thiếu trong hầu hết ở mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam. Theo quan niệm của ngưởi miền Nam “khổ qua” là món ăn để mong ước sự cơ cực qua đi cho năm mới tốt đẹp hơn. Mặt khác , đây cũng là món ăn rất mát giúp bạn giải ngán trong những Tết ăn nhiều chất đạm như thế này.