Địa đạo Long Phước - Vũng Tàu xưa và nay

09/10/2015 23:33

Theo dõi trên

Nằm ở xã Long Phước, cách trung tâm Thành phố Bà Rịa 7km về phía Đông Bắc. Chính nơi đây đã hình thành hệ thống địa đạo nổi tiếng.


Khởi đầu phong trào đào hầm bí mật tại nhà ông Năm Hồi năm 1948, nhân dân Long Phước đã phát triển thành hệ thống địa đạo ở cả năm ấp trong xã: Ấp Đông, ấp Tây, ấp Nam, ấp Bắc và ấp Phước Hữu. Các cụm địa đạo được nối liền nhau bởi đường xương sống, có hầm bí mật chứa lương thực dự trữ với các công sự chiến đấu. Đường địa đạo xương sống cách mặt đất 2-3m, lòng địa đạo cao 1,5-1,6m rộng 0,60-0,70m đảm bảo đi lại vận động dễ dàng. Tuyến địa đạo ấp Đông dài trên 360m có nhiều công sự chiến đấu, trạm cứu thương, kho vũ khí và lương thực.

Hệ thống địa đạo Long Phước được khôi phục từ tháng 4 năm 1963 và phát triển thành thế liên hoàn vững chắc. Địa đạo được đào sâu xuống 6m, đường xương sống mở rộng 0,70-0,80m, cao1,6-1,8m, có nhiều cửa ngăn và lỗ thông hơi nhiều ụ chiến đấu.

Địa đạo Long Phước được xem là di tích lịch sử vào ngày 09 tháng 1 năm 1990, do Bộ Văn hoá Thông tin – Thể thao-Du lịch công nhận theo quyết định số 34/HVQĐ. Kể từ đó, địa đạo đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Khánh Huyền (TH)

Bạn đang đọc bài viết "Địa đạo Long Phước - Vũng Tàu xưa và nay" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.