Chùa Keo
Đến năm 1588 đời Lê Thế Tông vì lụt lội, đê vỡ, nhân dân mới chuyển chùa về khu đất hện nay thuộc làng HànhThiện.
Từ khi xây dựng đến nay chùa Thần Quang đã được nhiều lần tu sửa: như lần tu sửa năm 1614 đồi Lê Kính Tông, hay lần tu sửa năm 1669 đời Lê Huyền Tông.
Chùa Thần Quang là một công trình văn hóa lâu đời của dân tộc có giá trị về kiến trúc, nghệ thuật. Hiện nay ngôi chùa này còn khá nhiều di tich chạm khắc của thời Lê. Không những thế, đây còn là một di tích kháng chiến của địa phương. Trong thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược Pháp, nhiều cán bộ, cơ quan vẫn thường lấy chùa làm cơ sở hoạt động.
Chùa Thần Quang đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng từ ngày 28 /4/1962. Tuy vậy, dân ở đây thường gọi chùa này là chùa Keo Nam Định, ít khi nhắc là chùa Thần Quang.
Phủ Dày là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gần quốc lộ 10 và quốc lộ 38B từ thành phố Nam Định đi thành phố Ninh Bình (tỉnh lộ 56).
Phủ Dày
Quần thể Phủ Dày bao gồm hơn 20 di tích gắn liền với cuộc đời bà chúa Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là Phủ chính Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Bà Chúa Liễu Hạnh, các di tích nằm ngay sát chợ Viềng.
Các kiến trúc còn lại là các phủ: Phủ Bóng (Đền Cây Đa Bóng), phủ Giáp Ba, phủ Bất Di, đền Công Đồng, phủ Đá, phủ Nội, phủ Tổ (Khải Thánh), đền Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai, đền Mẫu Thượng, đền Mẫu Thoải, đền Trình, đền Đức Vua, đền Quan Lớn, đền Mẫu Đông Cuông, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Dần, chùa Gôi, chùa Vân Cát, chùa Tiên Hương, chùa Linh Sơn...
Phủ Tiên Hương được coi là phủ chính của Mẫu Liễu Hạnh và thờ bên chồng của Mẫu, còn phủ Vân Cát và Phủ Tổ là nơi thờ Mẫu và bên ngoại (bên bố mẹ đẻ) của Mẫu.
Hội Phủ Dày được tổ chức hằng năm vào tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn bà Chúa Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, bà Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Dày thuộc vào loại long trọng nhất, với sự tham gia của đông đảo dân chúng.
Thành ngữ dân gian một số nơi ở miền Bắc có câu:
Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ
Cha là Vua Cha Bát Hải Động Đình, còn Mẹ chính là bà Chúa Liễu Hạnh.