Không gian văn hóa Hồ Chí Minh đã và đang từng bước hiện hữu trong cuộc sống, được cụ thể hóa bằng những công trình, phần việc cụ thể
Việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh là chủ trương mới mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử tại TPHCM, song thực tế cho thấy đã thu hút sự quan tâm, triển khai, thực hiện hiệu quả của nhiều tổ chức, cá nhân, đơn vị trên địa bàn. Không gian văn hóa Hồ Chí Minh đã và đang từng bước hiện hữu trong cuộc sống, được cụ thể hóa bằng những công trình, phần việc cụ thể.
Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943: Kim chỉ nam để tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới trong bối cảnh hiện nay
Theo GS.TS Phạm Tất Dong, 3 nguyên tắc được khẳng định trong Đề cương về văn hoá Việt Nam là tính “dân tộc”, “khoa học” và “đại chúng” dù ở hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ nguyên giá trị và chính là nền tảng để tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới trong bối cảnh hiện nay.
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943: Góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được ghi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam như một trong những mốc son chói lọi nhất. Thành công ấy là kết quả của quá trình đấu tranh không mệt mỏi của các tầng lớp nhân dân dưới đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng cùng sức mạnh đoàn kết và truyền thống yêu nước. Và một trong những yếu tố để tạo nên sức mạnh tổng hợp là sự ra đời bản Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo và công bố năm 1943.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững
Sáng 17/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Đề cương về văn hóa Việt Nam: Sự thể hiện đầy sức thuyết phục về tầm nhìn, bản lĩnh và sự nhiệt huyết của Đảng
GS.TS Đinh Xuân Dũng cho rằng, Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời vào năm 1943 là sự thể hiện đầy sức thuyết phục về tầm nhìn, bản lĩnh và sự nhiệt huyết của những người cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội: Cần tăng cường nguồn đầu tư cho văn hoá, đẩy mạnh công tác giáo dục tâm linh
PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng để bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội cần phải tăng cường nguồn đầu tư cho văn hoá, đẩy mạnh công tác giáo dục tâm linh.
Cờ đỏ sao vàng trong trái tim người dân nước Việt
Quốc kỳ là biểu tượng của một dân tộc, một quốc gia có chủ quyền và chính thể. Bất kỳ một quốc gia hay dân tộc nào có lịch sử và truyền thống văn hiến của mình đều có quốc kỳ như một biểu tượng của “Hồn thiêng sông núi”. Mỗi quốc kỳ thường có các thành tố và ẩn chứa, biểu đạt nhiều ý nghĩa tượng trưng của quốc gia đó. Lá cờ đỏ sao vàng cũng không là ngoại lệ.
Nhớ mãi kỷ niệm với GS. NGND Nguyễn Quang Thạch
Thật bàng hoàng nghe tin từ PGS.TS Đặng Văn Đông thông tin GS.NGND Nguyễn Quang Thạch vừa đột ngột ra đi về với cõi người Hiền. Từ Hương Khê (Hà Tĩnh), em bồi hồi nhớ lại bao kỷ niệm đẹp được vinh dự cùng thầy gắn bó với lĩnh vực Sinh Vật Cảnh và Phát triển Nông thôn từ năm 2002.
Tăng cường những giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy sáng tạo của "chiến sĩ trên mặt trận văn hóa"
Năm 2022, lần đầu tiên, Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức lễ phát động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật Sống mãi với thời gian giai đoạn 2022-2025, là minh chứng cụ thể trong việc triển khai, thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ, nghị quyết, chiến lược của Đảng, Nhà nước đã đề ra nhằm phát triển văn học nghệ thuật, xây dựng tác phẩm có chất lượng cao.
"Sư đạo tôn nghiêm"- chủ đề của Hội chữ Xuân 2023 mong muốn lan tỏa sự tôn nghiêm của đạo học
Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 và Triển lãm thư pháp "Sư đạo tôn nghiêm" sẽ diễn ra sáng ngày 15/01/2023 (ngày 24 tháng Chạp năm Nhâm Dần), tại Hồ Văn, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Xây dựng môi trường văn hoá phát triển bền vững ở Việt Nam
Môi trường văn hoá phát triển bền vững là khái niệm chưa được những người nghiên cứu làm rõ về học thuật. Bằng tư duy thật, tác giả bài viết phân tích, làm sáng tỏ thực chất, hạn chế nhận thức khái niệm này; đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục trên nền tảng tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh.
Thấy gì qua 11 từ "Văn hóa" trong bài phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Chính phủ với địa phương
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương đã 11 lần nhấn mạnh đến từ "văn hóa", thể hiện sự quan tâm, kỳ vọng của ông đối với lĩnh vực mà Bác Hồ đã từng đánh giá về tầm quan trọng, đó là "Soi đường cho quốc dân đi".
Đổi mới công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022 - Những khởi sắc đáng tự hào
Bước vào năm 2022, ngành Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) đã nỗ lực đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần minh chứng cho sự khởi sắc trở lại của Việt Nam sau khi khống chế được đại Covid -19.
Dấu ấn ngoạn mục hồi phục phát triển kinh tế Việt Nam năm 2022, tạo đà phát triển những năm tiếp theo
Nền kinh tế Việt Nam đi qua năm 2022 với những thành tựu rất rõ nét, thể hiện sức vươn mạnh mẽ trong bối cảnh không mấy thuận lợi, nhất là những khó khăn sau đại dịch Covid-19, cũng như sự bất lợi trong đời sống kinh tế toàn cầu, đạt được mức tăng trưởng nhất ở khu vực châu Á. Có thể nói nền kinh tế Việt Nam năm 2022 ghi dấu ấn rất ngoạn mục, với hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi nhanh.