Kỳ tích mở cõi - dân đi trước, chính quyền theo sau
Việc đem Sài Gòn và vùng đất Nam bộ về cho Tổ Quốc một cách hòa bình và hợp pháp là công lao vĩ đại của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và các Chúa Nguyễn kế tiếp. Di sản mà tiền nhân để lại không chỉ là một vùng đất đai biển trời rộng lớn mà còn là những bài học vô giá về mở cõi an dân, về dựng nước và giữ nước.
ĐBSCL trong những ghi chép “rất Sơn Nam”
Trong sự nghiệp văn chương và biên khảo của cố nhà văn Sơn Nam, có 2 tác phẩm thể loại ghi chép ít được để ý: “Theo chân người tình” và “Một mảnh tình riêng”. Có lẽ vốn hiểu biết về ĐBSCL đã in sâu vào tâm thức của cố nhà văn, nên trong hai tác phẩm chất chứa nhiều tâm sự và cái nhìn cá nhân này, vẫn ngồn ngộn cảnh sắc, phong tục và cá tính ĐBSCL theo cách viết rất Sơn Nam.
Bánh tráng- món quen mà lạ!
Đi suốt chiều dài của đất nước từ Bắc vào Nam, ít có loại bánh nào được như bánh tráng với vị trí trên bàn ăn hay ở mọi lúc mọi nơi, khiến cho thực khách đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, trông nó quen mà đến lạ, trông lạ mà rất quen!
Bình yên giữa hàng còng
Có lẽ, chùa Prochum Meáp Chhưm Kiriram (tên khác là Krăng Krốch, tọa lạc ấp An Hòa, xã Châu Lăng, Tri Tôn, An Giang) là ngôi chùa duy nhất trong tỉnh có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng đến bên trong, có bề dày lịch sử hàng trăm năm. Đặc trưng này khiến mọi người gần như quên bẵng tên thật của chùa, mà chỉ gọi dân dã, trìu mến là “chùa hàng còng”.
Dòng họ “Yết Kiêu” vùng sông nước Cà Mau
Bà con vùng sông nước mũi Cà Mau thường gọi ông Nguyễn Văn Tốt (Năm Tốt) là ông Năm thợ lặn. Gần suốt cuộc đời kiếm sống bằng nghề thợ lặn, ông Năm Tốt còn truyền lại nghề để đàn con, đám cháu nối nghiệp, trở thành dòng họ “Yết Kiêu” lừng danh với tấm lòng hảo hán, tình thương người lúc hoạn nạn. Thế nhưng, những người thợ lặn như ông lại có đời sống bấp bênh, đối mặt với tai nạn rình rập và tương lai mù mờ gần như vô định…
Thú vị nghề săn nhái đêm
Khi nhiều người đã yên giấc thì các thợ săn nhái mới bắt đầu công việc. Họ căng mắt gần như trắng đêm để rọi đèn tìm nhái. Nhiều người không biết tưởng săn nhái đêm là công việc dễ dàng nhưng thực tế rất kỳ công và cực khổ.
Mùa len trâu ở miền Tây Nam bộ
Mùa len trâu là một bức tranh đồng quê miền Tây Nam bộ trong mùa nước nổi vô cùng đặc biệt, tưởng chỉ có cách đây gần thế kỷ.
Một ngày làm... "ông câu"
Vừa chuẩn bị hành trang, “mồi màng” cho một ngày đi xa, phơi mình ngoài nắng gió, tôi vừa nghêu ngao hát: “Vua nước Sở một hôm lòng thanh thản/ Cởi long bào giả dạng một thường dân/Vác cần câu ra ngồi giữa thạch bàn/ Lòng vương giả mơ màng theo sóng nước”…
Người cựu chiến binh dành lương hưu làm nhà thờ Bác Hồ
Đến khu phố Vĩnh Viễn, phường Vĩnh Hiệp, thành phố Rạch Giá (Kiên Giang, sẽ không phải mất nhiều thời gian để tìm được nhà cựu chiến binh Trang Thanh Sơn (78 tuổi), người đã dành lương hưu làm nhà thờ Bác Hồ.
Cà Mau - Nơi hội tụ những dòng sông
Cà Mau mảnh đất cuối cùng của Tổ Quốc, là một trong những tỉnh lị ở Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên phong phú.
Theo tàu ra biển bắt ốc cà na
Giữa mùa gió chướng khắc nghiệt trên biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang, lão ngư dân nhỏ bé cố trụ chân vững trước mỗi con sóng lớn, trong khi tay thoăn thoắt kéo từng lọp ốc nặng trĩu lên tàu,...
"Năm Căn đi dễ khó về, trai đi có vợ, gái về có con"
Năm Căn là một miền đất trẻ, bồi lở theo con nước thủy triều biển đông, giống như xóm mũi Cà Mau vậy. Rừng đước, rừng tràm mênh mông cùng những đàn cò trắng vỗ cánh bay lượn tạo nên bức tranh sinh động, tươi mới dưới ánh vầng dương mỗi ngày.
Cây bạch mai cổ thụ 300 năm tuổi miền Tây Nam bộ
Gọi là bạch mai nhưng không giống như mai trắng, mai vàng. Không cần lẩy lá, mỗi năm hoa vẫn nở rộ vào dịp Tết Nguyên tiêu.
Võ Văn Ngân - Người cộng sản ưu tú của quê hương Long An
Trong bảng vàng thành tích, đến nay, Long An có 17 đồng chí là ủy viên Trung ương Đảng. Đặc biệt, trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Đảng bộ Long An có 5 đồng chí là Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, trong đó có trường hợp cả 2 anh em đều là ủy viên Trung ương Đảng.