Bảo tồn ngôn ngữ Mường, Hòa Bình

24/10/2016 09:50

Theo dõi trên

Ngôn ngữ là thành tố quan trọng của văn hóa. Ngôn ngữ cũng giống như chiếc chìa khóa để ta hiểu rõ về dân tộc đó hơn nó là tài sản vô cùng quý báu. Ngôn ngữ còn thì dân tộc còn, ngôn ngữ bị mai một thì dân tộc ấy cũng bị đồng hóa.

Thực trạng sử dụng ngôn ngữ Mường ở Hòa Bình

Trong những năm gần đây tình trạng sử dụng ngôn ngữ Mường có những thay đổi khác nhau, vừa có mặt tích cực là người dân dàng tiếp thu khoa học kỹ thuật và hội nhập với bên ngoài hơn, nhưng cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế, tiêu cực như sự ngoại lai về ngôn ngữ. ngôn ngữ Mường ngày càng giống tiếng Việt (Kinh hóa)

Nguy cơ mai một về ngôn ngữ kéo theo sự mất đi hàng loạt các phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp liên quan tới ngôn ngữ như: hát ví, hát đối, các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng.... cho nên ngôn ngữ cần được bảo lưu và gìn giữ.



Trẻ em Mường trước xu hướng sử dụng tiếng Kinh.

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay, xây dựng nền tảng văn hóa mới, con người xã hội chủ nghĩa, chúng ta sẽ thiếu sót nếu không tiếp cận văn hóa cổ truyền, lấy văn hóa cổ truyền làm một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng đời sống văn hóa cho hôm nay và ngày mai nhưng vấn đề đặt ra là chúng ta phải giữ cái gì,bỏ cái gì?

Tìm hiểu về ngôn ngữ Mường ở Liên Sơn - Lương Sơn - Hòa Bình là để giới thiệu cho chúng ta hiểu thêm về giá trị văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc này. Để từ đó, cùng với đồng bào Mường ở Liên Sơn gìn giữ, phát huy những nét đẹp trong ngôn ngữ nói riêng và văn hóa Mường nói chung nhằm góp phần vào việc thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về việc "xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

Giải pháp bảo tồn và phát huy tiếng Mường

Đầu tư trang thiết bị như đài phát thanh, loa, đài cho từng thôn trong xã để có thể thực hiện song ngữ (sử dụng đồng thời cả tiếng Kinh và tiếng Mường) trong công tác truyền thanh ở xã Liên Sơn, cung cấp thêm 5 loa phát thanh cho các thôn trong xã.

Triển khai chính sách đầu tư vốn cho người dân làm giàu trên quê hương của mình như cho vay vốn với lãi suất thấp, các mô hình trồng rừng đang triển khai như mô hình (VAT), hạn chế tình trạng li hương đi làm ăn xa, người dân gắn bó với quê hương thi việc giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ nhiều hơn và cũng để phòng tránh tốt nhất các tệ nạn xã hội.



 
Lễ hội cồng chiêng của đồng bào Mường.

Nhóm giải pháp về văn hóa. Phòng văn hóa huyện đã khơi gợi lại các lễ hội truyền thống gần như đã bi lãng quên như: lễ hội xuống đồng ở xóm (Đá Bạc), lễ hội cầu mùa ở xóm (Cời)

Đẩy mạnh phong trào văn nghệ ở cơ sở lấy đội văn nghệ là nhân tố tuyên truyền, khơi lại những nét đẹp truyền thống của trang phục, dân ca, ngôn ngữ....của người Mường

Từ phong trào văn nghệ ở cơ sở các làn điệu dân ca Mường (hát ví, hát đối...), các làn điệu cồng chiêng như (bông trắng bông vàng, bài đi đường) được truyền tải đến người dân và nhất là các bạn trẻ

Triển khai hình thành các câu lạc bộ hát dân ca, dạy học cách đánh cồng chiêng.... trong quá trình sinh hoạt giao lưu nói với nhau bằng tiếng Mường

Cần đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để đưa văn hóa của người dân ở xã Liên Sơn ngày càng đi lên. Thực tế ở xã hiện nay phần lớn cán bộ văn hóa đều chưa trải qua trường lớp đào tạo chuyên nghiệp, kiến thức về văn hóa chỉ dừng lại ở kinh nghiệm làm việc lâu năm. Chính vì vậy cần phải đào tạo một cách bài bản những người làm công tác văn hóa và theo tôi nghĩ chính quyền địa phương nên tạo điều kiện để những thanh niên trẻ đã qua các trường đào tạo chuyên nghiệp như: trường Đại học văn hóa Hà Nội, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc....có điều kiện làm việc



Sử dụng văn nghệ làm phương tiện bảo tồn ngôn ngữ Mường.

Nhóm giải pháp về giáo dục. kết hợp với trường tiểu học xã Liên Sơn thực hiên công tác đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức cho học sinh và người dân thấy được sự cần thiết khi phải giữ lại những đặc trưng văn hóa của dân tộc

Cần tổ chức tốt việc dạy song ngữ, cần thống nhất nhận thức rằng: Ngôn ngữ của các dân tộc Mường cùng với ngôn ngữ của các dân tộc thiểu khác đã tạo nên một thế giới đa màu sắc, một bức tranh toàn cảnh rất đa dạng phong phú. Chính vì vậy cần phải kết hợp sáng tạo trong việc giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, trong quá trình tổ chức cần tránh việc quá đề cao một trong hai loại hình ngôn ngữ trên để người dân không rơi vào tình trạng chối bỏ tiếng mẹ đẻ của mình cũng như không tiếp nhận ngôn ngữ phổ thông

Một số khuyến khị với tỉnh Hòa Bình

Đối với ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình. Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ của Tây Bắc, có khí hậu nhiệt đới ẩm, địa hình chia cắt phức tạp độ dốc lớn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chính vì những điều kiện tự nhiên này mà Hòa Bình còn gặp không ít khó khăn trong việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như phát triển kinh tế - văn hóa, điều này đỏi hỏi các cấp lãnh đạo phải có những dự án,chính sách đầu tư thích hợp. theo tôi nghĩ cần phải có những chương trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất như: xây dựng nhà văn hóa các thiết chế văn hóa....

Tổ chức hội thảo về công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ, từ đó đưa ra những chính sách bảo tồn các giá trị văn hóa như khuyến khích phục dựng lại các ngôi nhà sàn truyền thống đã mất và tạo điều kiện cho các bạn trẻ đã đào tạo chuyên nghiệp có điều kiện làm việc.

Cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lí văn hóa trong công tác bảo tồn gìn giữ nét đẹp văn hóa Mường. Có những đề án cho việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ Mường

Có kế hoạch tổ chức giao lưu văn hóa giữa cộng đồng dân tộc Mường trong địa bàn huyện vào các dịp 8/3 hay 26/3....

Các ban ngành đoàn thể địa phương như ( hội phụ nữ, đoàn thanh niên hội cựu chiến binh....) cũng phải nêu cao vai trò trách nhiệm của mình trong công tác bảo tồn. Tổ chức các buổi sinh hoạt có sự lồng ghép các tiết mục văn nghệ (hát ví, hát đối...), chuyền dạy cách đánh cồng chiêng.

(Theo langvietonline.vn)

Tuệ Bình
Bạn đang đọc bài viết "Bảo tồn ngôn ngữ Mường, Hòa Bình" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.