Toàn bộ nội dung phản ánh nằm ở câu cuối. Một kiểu cấu tứ rất tiêu biểu cho ca dao. Do vậy, đọc những câu trên ta không cảm thấy gượng ép từ mở đầu và kết thúc. Mở đầu là tâm trạng của cuộc sống, bỏ công sức lao động nhưng kết quả thu được không tương xứng, người lao động mệt mỏi khi chiều về, một ngày lao động đi qua. Nhưng trong hoàn cảnh ấy, người dân nhận ra cái đáng buồn hơn: đất nước, quê hương bị giặc xâm lược. Bên cạnh cái căm hờn bị giặc xâm lược thì cái buồn mệt mỏi do “buôn bán không lời” là không đáng vào đâu.
Trong kháng chiến chống Pháp, hầu như các con sông ở Cà Mau đều được đắp cản để ngăn tàu chiến của Tây đi vào càn quét, đánh phá vùng giải phóng. Chủ trương của kháng chiến được toàn dân ủng hộ. Vì vậy, dù cho sông sâu, nước chảy, nhưng sức mạnh của nhân dân không gì cưỡng lại được. Nếu trước đó trong hệ thống văn nghệ dân gian có bài ca lao động, hò cấy lúa, hò giã gạo, thì trong bối cảnh lao động đắp cản ngăn tàu Tây, câu hò, câu hát mới lại vang lên:
Đường đi đắp cản xa xa
Đây chính là những tình cảm thắm thiết gắn bó giữa Nhân dân và kháng chiến. Đó là những tình cảm của đội thanh niên nam nữ vui vẻ, hò hát xen với tiếng nói nhiệt tình nhận thấy trách nhiệm, góp phần cùng toàn dân để kháng chiến thắng lợi.
Đất nước chiến tranh, người chồng phải ra mặt trận, người phụ nữ trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp được ca dao dân ca ghi lại:
Người chồng đi xa, “lòng son” của người phụ nữ “héo sầu”. Nhưng sự than vãn ấy chỉ là nhất thời với người vợ - người phụ nữ Cà Mau. Vào những năm kế tiếp của cuộc kháng chiến, người phụ nữ đã ý thức trách nhiệm của mình. Có lẽ vì thế mà nhiều bài ca cho kháng chiến mang nội dung tình ca và hùng ca:
Ở Cà Mau - Bạc Liêu, những năm kháng chiến chống Pháp còn xuất hiện một thể loại mới là “Nói thơ Bạc Liêu” do ông Thái Đắc Hàn, cán bộ văn hoá sáng tác, được nhân dân hân hoan đón nhận. Làn điệu nói thơ Bạc Liêu trở thành sinh hoạt dân gian không chỉ lưu truyền trong địa phận Cà Mau - Bạc Liêu mà còn lan rộng ra các tỉnh ĐBSCL.
Nói thơ Bạc Liêu có 2 phần, phần nhạc và phần lời. Phần lời là những bài ca dao dễ nhớ, dễ ngấm sâu vào lòng người được chọn để diễn xướng. Cách diễn xướng làn điệu nói thơ Bạc Liêu chia thành 2 chặng. Chặng đầu là phần nói lối, chặng thứ hai là nói thơ. Phần nói thơ được quy định theo điệu nhạc.
Bài “Mười thương” được nhiều người sử dụng diễn xướng theo điệu nói thơ Bạc Liêu:
Phần nói lối:
Phần nói thơ:
Tóm lại, ca dao, dân ca kháng chiến ở Cà Mau là sự tiếp nối của hoạt động văn hoá dân gian trong hoàn cảnh mới. Trong những năm kháng chiến, ngoài ca dao, dân ca, hò, vè…, nói thơ Bạc Liêu giữ vị trí quan trọng trong sinh hoạt văn hoá gắn với nội dung yêu nước, tuyên truyền các chủ trương “kháng chiến, kiến quốc”. Sự phát triển của ca dao và các làn điệu dân ca là sự phản ánh về mối quan hệ chặt chẽ giữa truyền thống thi ca trên nội dung và hình thức diễn xướng mới. Nhờ đó góp phần làm phong phú thêm hoạt động văn hoá văn nghệ dân gian thời kháng chiến và có sức mạnh to lớn về mặt tinh thần, động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân phát huy tinh thần chiến đấu bảo vệ quê hương.