Tục táng người trong vườn nhà của người miền Tây

14/02/2017 09:28

Theo dõi trên

Theo phong tục tập quán của những người dân ở miền Tây, cho dù ở đây cũng có nghĩa trang đàng hoàng nhưng chôn xác ngay trong nhà hoặc sát ngách nhà mình đã thành thói quen cố hữu của mỗi gia đình từ rất lâu rồi.



Ảnh minh họa (nguồn: Báo Dân Trí)

Ở những ngôi làng trong vùng lõi vườn quốc gia U Minh Hạ (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) người dân chỉ chôn người chết ngay sát ngách hoặc ngay trong nhà mình. Bởi nếu chôn bên ngoài họ lo sợ bị thú dữ moi xác người và ăn luôn xác.

Nghe những bậc cao niên trong làng kể lại , ở cái xứ này, trước kia đất đai mênh mông. Có nhà sở hữu hàng trăm ha đất là chuyện bình thường. Mấy chục năm trước, cả khu vườn quốc gia U Minh Hạ này rừng rú hoang vu, thú rừng nhiều vô kể. Người ta muốn bắt một loại hươu, nai, mang, hoẵng dễ như bắt con gà trong chuồng bây giờ thôi. Cứ vào rừng nửa buổi là có thú mang về ăn thịt ngay. Nhưng dần dà rồi thú cũng ít đi.

Nhiều người cho rằng, người miền Tây có một thứ tình cảm gia đình không mặn mà bằng người miền Bắc, miền Trung, cho nên, đối với người miền Tây, khi cha mẹ ông bà qua đời, họ mới thật sự thương nhớ hơn khi còn sanh tiền vì khi còn sanh tiền, những đứa con đều tung cánh bay đi khắp mọi phương, trên những con thuyền để làm dân tứ chiếng. Họ không nỡ đem ông bà ra ngoài nghĩa địa nằm xa cách cháu con, do vậy mà ông bà được chôn trong đất vườn.

Giờ đây, các loài hổ không còn nhiều nữa nhưng kỳ lạ là những người dân ở U Minh Hạ vẫn kiên quyết không muốn thay đổi thói quen chôn xác người chết ngay bên ngách nhà mình.

Hơn nữa do địa hình thổ nhưỡng ở miền Tây khác hẳn như miền Bắc, hay miền Trung nên khi mùa nước nổi, dù có chôn ở gò cao thì nguy cơ ngập nước cũng bằng khu gò thấp. Theo những người dân ở miền Tây, ở đây cũng có nghĩa trang đàng hoàng nhưng chôn xác ngay trong nhà hoặc sát ngách nhà mình đã thành thói quen cố hữu của mỗi gia đình từ rất lâu rồi.


Hàn Yên (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết "Tục táng người trong vườn nhà của người miền Tây" tại chuyên mục Văn hiến phương Nam. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.