Theo Quyết định, Bộ giao Cục Di sản văn hóa chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Tập huấn - Hội thảo khoa học "Nhận diện, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu". Thời gian dự kiến tổ chức chương trình 03 ngày vào Quý IV – 2024 tại Thành phố Cần Thơ.
Mục đích của Hội thảo nhằm đánh giá về thực trạng quản lý, đặc biệt là công tác nhận diện, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản tư liệu nói riêng. Công tác bảo vệ, phát huy, quảng bá giá trị của các di sản tư liệu thế giới và di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương (thuộc Chương trình Ký ức thế giới) sau khi được ghi danh. Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về quá trình ghi danh di sản tư liệu ở Việt Nam hiện tại và hướng phát triển trong tương lai cũng như công tác quản lý, bảo vệ di sản tư liệu.
Theo đó, chương trình gồm các nội dung chính: Nội dung Tập huấn lĩnh vực di sản tư liệu gồm có: Tổng kết hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu nói chung và di sản tư liệu được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu thế giới và khu vực; Thực tiễn bảo vệ, phát huy giá trị di sản tư liệu.
Nội dung Hội thảo khoa học "Nhận diện, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu" gồm có: Hội thảo chia theo tiểu ban để nhận diện và đánh giá tiềm năng di sản tư liệu ở Việt Nam - Tiểu ban 1: Nhận diện và kinh nghiệm xây dựng hồ sơ đề cử di sản tư liệu ở các tỉnh/thành phố thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung. Tiểu ban 2: Nhận diện và kinh nghiệm xây dựng hồ sơ đề cử di sản tư liệu ở các tỉnh/thành phố thuộc khu vực miền Nam. Tham quan và học hỏi kinh nghiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu Kinh lá buông và một số di tích tại An Giang.
Chương trình cũng đặt ra yêu cầu gắn kết giữa lý luận và thực tiễn công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản tư liệu nói riêng. Hiệu quả, đúng mục đích, tiết kiệm và đảm bảo tuân thủ các quy định về chi ngân sách nhà nước