Những mái nhà gỗ huyền thoại dọc biên giới Việt - Lào

17/08/2022 10:24

Theo dõi trên

Nhiều xã biên giới, nơi cư ngụ của cộng đồng người Thái, H’Mông vẫn còn những ngôi nhà lợp bằng ván gỗ. Độ bền của những mái nhà này lên đến cả trăm năm.

img-9749-1660702647.JPG
Nhiều xã biên giới, nơi cư ngụ của cộng đồng người Thái, H’Mông vẫn còn những ngôi nhà lợp bằng ván gỗ. 
img-9759-1660702647.JPG
img-9761-1660702647.JPG
Loại gỗ được dùng chủ yếu là sa mu. Nhiều người nói lại rằng mái nhà lợp bằng ván sa mu có tuổi thọ đến vài thế hệ, thậm chí cả trăm năm.
img-2109-1660702647.JPG
Ngôi nhà có thể phải tu sửa nhiều lần nhưng mái gỗ sa mu với trơ gan cùng tuế nguyệt
img-9763-1660702647.JPG
Nhiều khi người ta dùng lại ván gỗ của nhà cũ để lợp nhà mới mà vẫn bền hơn ngói và các loại tấm lợp.
img-9753-1660702647.JPG
Cách khai thác và dùng ván sa mu cũng cực kỳ đơn giản. Người ta chặt hạ, cưa khúc theo kích cỡ đã định, dùng dao chẻ mỏng thành ván rồi đem đóng đinh lên mái nhà.
img-9760-1660702647.JPG
Một người dân ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong cho hay, ván sa mu dùng để lợp mái nhà thường chỉ chẻ tay. Làm vậy nước dễ chạy theo đường chẻ xuống đất. Nếu cưa tay, mặt gỗ sẽ nhẵn và nước dễ thấm vào nhà.
img-9756-1660702647.JPG
Gỗ sa mu trên mái nhà thường cong lên khi nắng để lộ ra những khe hở. Nhưng gặp mưa lại duỗi thẳng và mái nhà trở nên khít vừa vặn, ngăn được nước tràn vào nhà.
img-9752-1660702647.JPG
Vì sao mái nhà bằng gỗ sa mu có độ bền lâu dài như vậy. Câu trả lời được cư dân vùng biên giới đưa ra là vì gỗ sa mu ít mối mọt. Chất tinh dầu từ gỗ có tác dụng ngăn các côn trùng ăn gỗ và xua đuổi được ruồi muỗi.
img-9758-1660702647.JPG
img-2028-1660702647.JPG
Tuy nhiên, ngày nay, việc khai thác gỗ sa mu đã bị cấm vì thế khó tìm thấy những mái nhà gỗ bằng sa mu còn mới. Người dân đã thay thế bằng tấm lợp, mái ngói, mái tôn.

Sa mu dầu có tên khoa học Cunninghamia konishii (còn được gọi là Sa mộc dầu; Mạy lâng lênh, Mạy lung linh, Sa mộc quế phong) là một loài thực vật hạt trần trong họ Cupressaceae. Loài này được Hayata mô tả khoa học đầu tiên năm 1908. Chi Sa mu thuộc họ hoàng đàn có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan và miền Bắc Việt Nam. Sa mu dầu là loài cây thân gỗ lá kim, có thể cao tới 40m hoặc hơn. Đường kính thân trung bình 80cm. Cây sa mu dầu lớn nhất được ghi nhận cao tới 50m, đường kính thân tới 5.5m với tuổi đời 1500 năm (thông tin chưa xác nhận). Tuổi đời trung bình của sa mu dầu cũng khá cao, khoảng 800 năm.

Sa mu dầu được tìm thấy rất nhiều ở Đài Loan và phía Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam mới phát hiện một số cá thể ở Nghệ An (Quế Phong: Núi Phu Hoạt, Qùy Châu: Bù Huống, núi Pha Cà Tủn).

Hữu Vi
Bạn đang đọc bài viết "Những mái nhà gỗ huyền thoại dọc biên giới Việt - Lào" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.