Kiên Giang hiệu quả từ mô hình trồng rau của đồng bào Khmer vùng biên giới

17/03/2024 21:50

Theo dõi trên

Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang tổ chức nghiệm thu mô hình sinh kế trồng rau an toàn tại phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên. Mô hình được triển khai mô hình đã thực hiện từ tháng 10/2023 đến tháng 4/2024.

h2d-1710667870.jpg
Các đại biểu tham dự buổi nghiệm thu mô hình.

Thực hiện Quyết định số 142/QĐ-SKHCN, ngày 9 tháng 12 năm 2022 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang về phê duyệt đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tính năm 2022, với đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu và triển khai giải pháp giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer vùng biên giới tại huyện Giang Thành và TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang”; do Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang chủ trì thực hiện.

TP. Hà Tiên có dân số 12.947 hộ, 49.383 người; trong đó, dân tộc Kinh có 10.685 hộ với 41.560 người chiếm 84,15%; dân tộc Hoa có 445 hộ với 1.196 người chiếm 2,42%; dân tộc Khmer có 1.797 hộ với 6.540 người chiếm 13,24% và các dân tộc còn lại có 20 hộ với 87 người chiến 0,17%; với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động dồi dào, có khoảng trên 35.000 người, trong đó lực lượng lao động trong đồng bào dân tộc Khmer là khoảng 4.500 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến nay đạt 66%, dự kiến đến năm 2025 đạt 75%. Qua rà soát hộ nghèo năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố chiếm 0,76%, hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 1,87%; trong đó hộ nghèo là người dân tộc chiếm 20,4%, hộ cận nghèo người dân tộc chiếm 13,63%.

Trong những năm qua, thực hiện theo chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm đưa giống cây trồng có giá trị kinh tế cao góp phần nâng năng xuất, nhất là tạo việc làm cho đồng báo Khmer ở vùng biên giới, mô hình sinh kế trồng rau an toàn tại phường Mỹ Đức, TP. Hà Tiên, đạt kết quả tốt, được bà con nông dân đánh giá cao, trong đó mô hình bước đầu mang lại hiệu quả.

h1d-1710667936.jpg
Các đại biểu tham dự buổi nghiệm thu mô hình.

Mô hình trồng rau an toàn đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác cải tiến và ứng dụng một số giống mới có giá trị kinh tế. Qua thời gian trồng thử nghiệm các mô hình trồng rau an toàn đã được các ngành chức năng đánh giá khả năng thích ứng và phát triển tốt đối với vùng khí hậu. Mô hình này còn là nơi để các hội nông dân trong phường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. Nét nổi bật là tại những buổi họp, ngoài việc trao đổi về phương pháp canh tác thì các hội nông dân còn được tuyên truyền về kiến thức pháp luật, chuyển đổi khoa học kỹ thuật một số giống cây trồng vật nuôi góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất, tập quán canh tác lạc hậu của bà con nông dân.

Trước khi triển khai mô hình trồng rau an toàn ở phường Mỹ Đức TP. Hà Tiên đã thực hiện tập huấn cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn phường nắm bắt được mục đích, ý nghĩa của mô hình. Sau đó, mô hình đã thực hiện hỗ trợ cho 10 hộ đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn TP. Hà Tiên. Canh tác trên diện tích đất 1.000 mét vuông/hộ, cây trồng thống nhất là khoai lang. Qua quá trình thực hiện mô hình tiến đến thu hoạch được 800kg, giá bán bình quân 12.000đ/kg, nông dân lợi luận từ 2-3 triệu đồng /1.000 mét vuông.

h3d-1710667976.jpg
Thu hoạch khoai lang của mô hình.

Đồng bào dân tộc Khmer ở TP. Hà Tiên còn nhiều khó khăn, không ít đồng bào dân tộc Khmer còn thiếu kiến thức và kỹ năng để áp dụng vào canh tác, sản xuất. Nhằm góp phần hỗ trợ đồng bào dân tộc Khmer giải quyết việc làm, đơn vị chủ trì đã thực hiện triển khai các mô hình sinh kế thí điểm, trong đó có mô hình sinh kế trồng rau an toàn tại phường Mỹ Đức, TP. Hà Tiên. Đây là mô hình nằm trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu và triển khai giải pháp giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer vùng biên giới tại huyện Giang Thành và TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Thế Hạnh
Bạn đang đọc bài viết "Kiên Giang hiệu quả từ mô hình trồng rau của đồng bào Khmer vùng biên giới" tại chuyên mục Phương Nam. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.