Vĩnh Long cũng là địa phương có làng nghề đa dạng với nhóm nghề tiêu biểu như; làng nghề bánh tráng cù lao Mây (Trà Ôn), làng nghề tàu hủ ky (Bình Minh), làng nghề đan thảm lục bình (Tam Bình), làng nghề trồng lác và chế biến sản phẩm từ cây lác (Vũng Liêm), làng nghề sản xuất gạch, gốm mỹ nghệ (Long Hồ, Mang Thít), làng mai vàng Phước Định (Long Hồ),...
Khôi phục làng nghề- hướng tới "mỗi làng một nghề"
26/03/2018 14:30
Vĩnh Long hiện có gần 80 làng nghề có nghề và làng nghề, giải quyết việc làm cho gần 50 ngàn lao động. Mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm ở các ngành nghề đạt gần 35 triệu đồng.
Từ kết quả tích cực này, những năm gần đây đã có nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển, từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu riêng cho từng sản phẩm của làng nghề.
Làng nghề Tàu hủ ky (TX Bình Minh) giải quyết tốt lao động nông thôn.
Làng nghề truyền thống mai một
Theo Sở Công thương, toàn tỉnh hiện có khoảng 87 làng nghề có nghề và làng nghề. Trong đó, 29 làng nghề và nghề truyền thống đã được công nhận với số lao động gần 9.000 người.
Vĩnh Long cũng là địa phương có làng nghề đa dạng với nhóm nghề tiêu biểu như; làng nghề bánh tráng cù lao Mây (Trà Ôn), làng nghề tàu hủ ky (Bình Minh), làng nghề đan thảm lục bình (Tam Bình), làng nghề trồng lác và chế biến sản phẩm từ cây lác (Vũng Liêm), làng nghề sản xuất gạch, gốm mỹ nghệ (Long Hồ, Mang Thít), làng mai vàng Phước Định (Long Hồ),...
Vĩnh Long cũng là địa phương có làng nghề đa dạng với nhóm nghề tiêu biểu như; làng nghề bánh tráng cù lao Mây (Trà Ôn), làng nghề tàu hủ ky (Bình Minh), làng nghề đan thảm lục bình (Tam Bình), làng nghề trồng lác và chế biến sản phẩm từ cây lác (Vũng Liêm), làng nghề sản xuất gạch, gốm mỹ nghệ (Long Hồ, Mang Thít), làng mai vàng Phước Định (Long Hồ),...
Các làng nghề đã và đang góp phần đa dạng hóa loại hình du lịch và ít nhiều tăng thêm chất lượng các “tour” du lịch và điểm du lịch.
Làng nghề truyền thống ở Vĩnh Long không phân bố rải rác mà tập trung ở từng huyện. Chính điều này đã tạo nên điểm nhấn riêng cho từng khu vực, khi nhắc đến huyện Vũng Liêm thì có làng nghề trồng và xe lõi lác; huyện Tam Bình thì đan thảm lục bình; Mang Thít thì sản xuất gốm- gạch...
Một số làng nghề đã xây dựng được thương hiệu, tên tuổi riêng và được nhiều nơi biết đến cho sản phẩm của mình. Từ năm 2008, sản xuất gạch gốm tại xã Thanh Đức đã được công nhận làng nghề truyền thống.
Với sản lượng bình quân đạt trên 30 triệu sản phẩm/năm, gốm nơi đây xuất sang nhiều nước theo đơn đặt hàng, giải quyết được hàng ngàn lao động địa phương.
Ông Lê Hữu Dũng- chủ DNTN Song Hiệp- cho biết, sản phẩm gốm mỹ nghệ doanh nghiệp xuất khẩu qua nhiều nước Châu Âu, lợi nhuận tăng từ 10- 20%. Tuy nhiên, những năm gần đây, do sự cạnh tranh, nhu cầu vốn tăng trong khi thị trường sụt giảm.
Bên cạnh là nguồn nguyên liệu đất sét đã cạn kiệt, trấu đốt khan hiếm, giá cả cao, nhiều cơ sở đã ngưng, nghỉ hoạt động; một số hoạt động cầm chừng. Thu nhập của nhân công cũng giảm, nhiều lao động đã bỏ nghề tìm việc ở các khu công nghiệp. Đây cũng là khó khăn chung của rất nhiều làng nghề trong tỉnh hiện nay.
Quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề
Làng nghề là “khu công nghiệp thu nhỏ”. Giữ và phát triển kinh tế làng nghề cũng là giữ lại sản phẩm truyền thống, giữ được sự đa dạng thành phần của nền kinh tế.
Khôi phục và phát triển làng nghề, tỉnh xác định không thực hiện theo “phong trào” mà gắn với khai thác nguồn nguyên liệu, nhân lực địa phương và phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
Bên cạnh, đối với nhóm ngành nghề truyền thống định hướng phát triển với tốc độ trung bình từ nay đến năm 2020 như chế biến thực phẩm, sơ chế ca cao, sấy nhãn,… và nhóm ngành nghề truyền thống phát triển với tốc độ thấp tiêu thụ nội địa tỉnh hỗ trợ khôi phục gắn kết với xây dựng mô hình du lịch sinh thái- làng nghề để tạo thêm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.
Trong định hướng phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề của tỉnh khuyến khích mọi thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực tham gia phát triển làng nghề, phát triển kinh tế nông thôn có sự hỗ trợ của Nhà nước;
đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, gắn với các cụm, các khu dân cư có ngành nghề sản xuất tập trung, có lực lượng lao động... tạo sản phẩm tiêu dùng và hàng hóa xuất khẩu, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Trong Đề án khôi phục và bảo tồn làng nghề, có chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp đầu tư để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, mở thêm các tuyến tham quan du lịch;
đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu và đăng ký thương hiệu sản phẩm có nguồn gốc từ làng nghề; hình thành thêm một số làng nghề mới theo nhu cầu thực tế của thị trường.
Có nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển làng nghề thời gian qua.
Trong quy hoạch cụm công nghiệp, ông Lâm Thanh Vũ- Trưởng Phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công thương)- cho biết sẽ chú trọng phát triển cụm công nghiệp làng nghề. Đây là mô hình cụm công nghiệp tập trung quy mô nhỏ.
Mục tiêu chủ yếu là phục vụ việc di dời các cơ sở sản xuất của làng nghề, xã nghề ở ngay tại địa phương nhằm mở rộng mặt bằng sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường của các làng nghề.
Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 95 làng nghề, tạo việc làm cho 65.000 lao động; giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của làng nghề chiếm tỷ trọng 20- 25%; lao động nông thôn tham gia ngành nghề chiếm 18%; phấn đấu từng bước mỗi làng một nghề.
Một số địa phương đã khuyến khích, ưu đãi phát triển cụm công nghiệp làng nghề thông qua hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước trong hàng rào cụm công nghiệp. Thực tiễn cũng cho thấy, cụm công nghiệp làng nghề phát triển ở những làng nghề khá hiệu quả, giải quyết tốt ô nhiễm môi trường, lao động nông nhàn, giá trị sử dụng đất công nghiệp cao hơn nông nghiệp.
Theo Báo Vĩnh Long
Bạn đang đọc bài viết "Khôi phục làng nghề- hướng tới "mỗi làng một nghề"" tại chuyên mục Văn hiến phương Nam.
Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.