Tham dự chương trình có: TS Lê Doãn Hợp - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An; TS Hoàng Xuân Lương - Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, nguyên Phó Bí thư thường trực tỉnh Nghệ An; TS Phạm Hùng Tiến - Phó Giám đốc Viện FNF; Bà Nguyễn Thị Tuyết, Nguyên Phó Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam; Bà Lê Thị Thủy, Nguyên Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD); Bà Dương Thị Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD); PGS.TS Lê Thị Bích Thuỷ - Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Ông Toichi Niizuma - Giám đốc điều hành Công ty Sanshin Việt Nam. Ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở KH&CN; Bà Hoàng Thị Trang, Bí thư Huyện ủy Nghĩa Đàn và TS Phạm Hùng Tiến chủ trì Hội thảo
Đại biểu các tỉnh Thanh Hóa, Yên Bái, các Sở, ngành Văn hóa và Thể thao - Sở Du lịch - Ban dân tộc Tỉnh - Hội nông dân tỉnh - Hội đông y Tỉnh - Hội khoa học lịch Sử - Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt - Đại diện lãnh đạo UBND và phòng Văn hóa huyện Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Tương Dương, Con Cuông cùng tham dự.
Dân tộc Thổ là một dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An, thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, ngữ hệ Nam Á. Theo số liệu thống kê năm 2019, dân tộc Thổ có 71.420 người, cư trú tập trung tại các huyện: Thị xã Thái Hòa 4.236, Nghĩa Đàn; 25,822, Quỳ Hợp 17.211, Con Cuông; 3.570, Tân Kỳ; 18.620. Người Thổ có 5 nhóm địa phương: Cuối, Kẹo, Mọn, Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng (Trong đó nhóm Đan Lai - Ly Hà chỉ cư trú ở Môn Sơn, huyện Con Cuông; Nhóm Tày Poọng cư trú ở Tam Hợp, huyện Tương Dương).
Ý nghĩa của tên Thổ là người bản địa, có lịch sử cư trú lâu đời trước cả người Thái, Khơ Mú, Mông và Ơđu. Về nguồn gốc lịch sử, người Thổ nói chung, các địa phương có người Thổ nói riêng là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời. Tuy nhiên, cộng đồng người Thổ hiện đại thì mới chỉ hình thành cách đây 300 trăm năm. Họ có gốc gác từ người Kinh ở các huyện miền xuôi di cư lên và người Mường từ vùng Thanh Hóa di cư vào, có nhóm đến trước có nhóm đến sau, chia làm nhiều đợt. Ngoài những đặc trưng, thống nhất, mỗi nhóm địa phương cũng có những nét, sắc thái khác biệt, mang đặc trưng của mỗi nhóm khi hình thành.
Dân tộc Thổ có hệ thống tri thức bản địa khá phong phú điển hình như tri thức dân ca, dân vũ, tri thức bảo vệ tài nguyên rừng, tri thức y học dân gian, tri thức thủ công truyền thống… Những nét đặc trưng về tri thức nếu khai thác và phát huy đúng hướng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế trong phát triển kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, dân tộc Thổ có sự giao thoa văn hoá rõ nét với dân tộc Thái, dân tộc Kinh. Hiện nay, nhiều giá trị văn hoá truyền thống của người Thổ bị mất đi trong đó rõ nét nhất là thành tố văn hoá trong đời sống vật chất và tinh thần:
- Hầu hết nghề thủ công truyền thống của người Thổ đa số bị mất dần theo thời gian. Duy nhất chỉ nghề đan võng gai còn giữ lại tuy nhiên mang tính manh mún đứng trước nguy cơ bị mai một ngày một cao. Nghề dệt, nghề đan lát hiện nay không còn được người dân thực hành trong đời sống.
- Ẩm thực của người Thổ hầu hết bị mai một, người Thổ chủ yếu sử dụng ẩm thực của người kinh và người Thái. Nhà sàn người Thổ hiện còn rất ít gia đình giữ lại. Tri thức trong sản xuất nông nghiệp người Thổ bị mai một nhanh chóng, hiện đang sử dụng tri thức dân gian của người Kinh và người Thái trong phát triển kinh tế xã hội. Các giá trị văn hoá của người Thổ đứng trước nguy cơ mai một. Các địa phương và người dân đồng bào Thổ sinh sống chưa có phương án để khôi phục trong quá trình phát triển hiện nay.
Các nhà các nhà khoa học, nghiên cứu, quản lý trong tỉnh, trong nước và nước ngoài thảo luận, chia sẻ ý kiến để phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thổ, đồng thời có biện pháp giảm thiểu nguy cơ mai một văn hoá dân tộc Thổ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền Tây Nghệ An. Đây là bước đi cần thiết để mở rộng nghiên cứu và có giải pháp phát triển kinh tế - xã hội không chỉ trong đồng bào dân tộc Thổ mà nhiều dân tộc anh em khác trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn trong thời gian tới…