Nhà cổ Bình Thủy. Ảnh: Internet
Nhà cổ Bình Thủy nằm tại số 26/1A đường Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ. Đây là nơi có kiến trúc độc đáo với phần ngoài mang dáng dấp một tòa nhà châu Âu nhưng bên trong là kiến trúc cổ của người Việt.
Ngôi nhà nhiều cột nhất Nam bộ
Được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1997, ngôi nhà của bà Trần Thị Ngỏ ở ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, H.Cần Đước (Long An) có thể xem là ngôi nhà có nhiều cột nhất ở Nam bộ.
Nội thất bên trong ngôi nhà trăm cột. Ảnh: Internet
Với lối kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Huế, ngôi nhà trăm cột (68 cột chính và 52 cột phụ) được ông Trần Văn Hoa khởi công xây dựng từ năm 1898 với tổng diện tích 822m2, theo kiểunhà rường, mái lợp ngói âm dương, nền móng được bao kè bằng đá xanh lục giác, đến năm 1904 thì hoàn thành. Đầu thập niên 1970, mặt tiền ngôi nhà được sửa lại theo kiểu tân thời, ốp gạch mosaic, nhưng các vì kèo xuyên qua phần gạch xây mới vẫn giữ được nét chạm trổ độc đáo.
Qua hơn một thế kỷ, bên trong nhà, những hàng cột gỗ cẩm lai, gõ đỏ đã lên nước bóng lộn. Nội thất còn khá nguyên vẹn với vách lụa, cửa võng, bao lam, khám thờ... Các tác phẩm điêu khắc, chạm lộng công phu, độc đáo với những hình tượng như long, lân, quy, phụng, mai, lan, cúc, trúc, tùng, lộc, dơi, nho, sóc... mặc dù một số đã bị phủ một lớp sơn bóng nhưng vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp tinh tế, sắc sảo.
Nhà thảo bạt lớn nhất Nam Bộ
Từ ngoài nhìn vào, du khách cảm nhận được sự uy nghiêm, bề thế, cho thấy gia chủ xưa là người rất giàu có. Khi vào bên, du khách có cảm giác yên bình và thân thuộc do lối kiến trúc đậm chất Việt.
Mặt trước ngôi nhà của hội đồng Cự với phần thảo bạt - Ảnh: Thanh Niên
Từng được cơ quan quản lý di tích đánh giá là công trình có kiến trúc chạm độc đáo nhất tỉnh, ngôi nhà xưa của hội đồng Phan Văn Cự ở ấp Phú Hưng, xã Long Khánh, TX.Cai Lậy (Tiền Giang) được xem là nhà thảo bạt lớn nhất Nam Bộ.
Từ ngoài nhìn vào, nhiều người sẽ cảm nhận được sự uy nghiêm, bề thế, cho thấy gia chủ xưa là người rất giàu có. Mặt tiền ngôi nhà gây ấn tượng với lối kiến trúc Tây phương qua các chi tiết: những phù điêu đắp nổi được trang trí theo kiểu Phục hưng trên cột, trang trí thêm gạch men của Nhật Bản. Vòm cửa cong theo lối kiến trúc La Mã. Trên nóc nhà gắn bông sắt của Pháp, trông rất hài hòa với loại ngói vảy cá.
Tuy nhiên, khi vào bên trong ngôi nhà, có cảm giác yên bình và thân thuộc do lối kiến trúc đậm chất Việt, thể hiện sự mềm mại với đường nét chạm khắc tinh xảo. Đặc biệt là cách bài trí trong nhà cũng không thấy bóng dáng của các loại ghế, bàn trang điểm với khung kiếng tráng thủy hay tủ rượu, theo kiểu thường thấy ở các ngôi nhà ảnh hưởng văn minh Pháp. Có thể nói đây là ngôi nhà “trong cổ ngoài tân” khá độc đáo.
Trải qua nhiều bể dâu nhưng hiện ngôi nhà còn giữ được một số tranh thờ và nhiều bức thủ quyển sơn son thếp vàng rất đẹp. Liễn đối, thủ quyển và bao lam được chạm trổ tinh xảo theo phong cách chạm lộng, chạm nổi, chạm chìm khéo léo với đề tài mai, điểu, tùng, lộc, hoa cúc... biểu tượng của hạnh phúc, an khang thịnh vượng và trường thọ.
Nhà cổ Cai Cường
Nhà cổ Cai Cường xây dựng từ năm 1885, thuộc sở hữu của gia đình ông Phạm Văn Bổn, một đại địa chủ ở địa phương ngày xưa. Ngôi nhà có bề ngang 15 m với các hàng cột gỗ cao khoảng 6 m đỡ lấy lớp mái ngói âm dương hình vảy cá. Phần khung xây theo hình chữ đinh gồm hai nếp nhà vuông góc, mặt chính quay về hướng bắc nhìn ra rạch cái Muối, đầu sau đấu vào nhà trước. Mặt tiền là một hành lang có cửa thông hai bên bằng cầu thang hình cánh cung. Phần cửa ra vào xây theo hình vòm bán nguyệt để thể hiện chủ nhân là một người có tầm ảnh hưởng nhất định trong xã hội.
Bao lam và các bức hoành phi được chạm trổ hoa văn công phu và được sơn son thếp vàng bắt mắt. Ảnh: Internet