Cách Nhật Bản phát triển du lịch bền vững, xứng danh điểm đến thân thiện với môi trường

22/05/2023 21:19

Theo dõi trên

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động du lịch quốc tế bị đình trệ nghiêm trọng vào năm 2020 nên ngành du lịch Nhật Bản đã nhìn thấy những cơ hội tốt để đánh giá lại cách thức đưa du lịch trở lại mạnh mẽ hơn.

vbn36675477-1684765099.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: japanwondertravel.

Du lịch thân thiện với môi trường

Trang Japanwondertravel nhận định năm 2019 là năm tốt nhất cho du lịch Nhật Bản về số lượng du khách quốc tế ghé thăm nhưng phải thừa nhận rằng số lượng lớn khách đến cũng mang lại một số vấn đề cho quốc gia này. Đây là lý do tại sao một khi biên giới Nhật Bản mở cửa trở lại cho khách du lịch quốc tế thì du lịch bền vững ở Nhật Bản luôn là chủ đề nóng. Nhật Bản trong thời gian qua đã tăng cường định hướng các chiến lược phát triển du lịch bền vững.

Du lịch bền vững

Du lịch bền vững liên quan đến một số yếu tố. Trước hết là yếu tố môi trường. Hiện tại ngành hàng không đang tạo ra gánh nặng lớn cho môi trường với lượng khí thải lớn từ CO2. Điều thế giới có thể làm là bù đắp lượng khí thải CO2 thông qua hỗ trợ các chương trình trồng cây. Tiếp đến là tìm kiếm các hình thức du lịch thân thiện với môi trường nhất có thể khi du khách ghé thăm các điểm đến. Chẳng hạn như lựa chọn đi du lịch bằng tàu có thể mang đến cho du khách trải nghiệm tiết kiệm và thoải mái.

Một trụ cột khác của du lịch bền vững là những tác động tích cực của du khách đối với cộng đồng địa phương. Nhằm giảm tải tình trạng du lịch quá tải ở những khu vực nổi tiếng, du khách có thể tìm kiếm những viên ngọc ẩn trong hành trình khám phá nhưng mang lại cảm giác tương tự như những điểm đến nổi tiếng. Ngoài ra, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương cũng là một cách khác để tạo ra tác động tích cực đến kỳ nghỉ. Và cuối cùng, thực hiện các hoạt động ít tác động như đi bộ đường dài hoặc đi xe đạp cũng mang đến những dấu ấn sinh thái cho du khách.

Hiện tại, một trong số những hoạt động du lịch bền vững phổ biến ở Nhật Bản là đi bè trên sông. Tận dụng lợi thế nhiều núi nên một số khu vực ở Nhật Bản có nhiều sông tự nhiên, mang đến cơ hội tuyệt vời cho du khách trải nghiệm du lịch đi bè trên sông. Cách Tokyo không xa ở quận Gunma, du khách có thể tìm thấy nhiều địa điểm trong tự nhiên, nơi bạn có thể thực sự tạm rời xa cuộc sống thành phố. Người dân từ khắp nơi trong khu vực thường muốn đến Gunma để nạp năng lượng sau những ngày làm việc với hoạt động 'tắm rừng' và tắm suối nước nóng.

Bên cạnh đó, trải nghiệm đi bộ đường dài cũng là một xu hướng du lịch bền vững ở Nhật Bản hiện nay. Đi bộ đường dài là một hoạt động thân thiện với môi trường và may mắn là Nhật Bản đã tận dụng rất nhiều cơ hội giúp du khách trải nghiệm du lịch đường dài tuyệt vời ở khắp cả nước. Nhưng trải nghiệm nổi bật nhất phải kể đến con đường mòn đi bộ tuyệt vời Kumano Kodo ở Kansa. Lịch sử biết đến là tuyến đường hành hương, Kumano Kodo cũng có nhiều địa điểm tâm linh quan trọng, một trong những địa điểm nổi tiếng nhất là thác nước Nachi no Taki. Đặc biệt, điều thú vị nhất khi đi bộ đường dài qua đêm là nghỉ tại một trong những nhà nghỉ truyền thống trong hành trình. Và nếu bạn lựa chọn cách thức du lịch này thì đây là sẽ là trải nghiệm tuyệt vời để được làm mới và tránh xa đám đông.

Bên cạnh đó, leo núi cũng là hoạt động ít tác động đến môi trường trong xu hướng tìm kiếm những chuyến đi bền vững. Tất nhiên, du khách cần phải có thể lực tốt hơn một chút và chuẩn bị tinh thần tốt hơn nếu muốn trải nghiệm leo núi nghiêm túc ở Nhật Bản. Nếu có lựa chọn thì nhất định phải là Núi Phú Sĩ. Số lượng người leo núi Phú Sĩ hàng năm rất đông, thậm chí những đứa trẻ từ 8 tuổi hay những người 70 tuổi cũng muốn chinh phục ngọn núi này. Hoạt động leo núi Phú Sĩ diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9. Và chắc chắn trải nghiệm leo núi Phú Sĩ nên chuẩn bị tinh thần đẹp để ngắm bình minh. Du khách thường lựa chọn leo núi vào buổi tối, ngủ qua đêm trong một túp lều trên núi và sau đó dậy sớm để ngắm bình minh từ đỉnh núi. Đây là hoạt động du lịch bền vững và không tác động đến môi trường.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng lựa chọn thêm một số hoạt động du lịch bền vững khác như tắm suối nước nóng, lặn biển hoặc lặn với ống thở - được đánh giá là thân thiện với môi trường.

Bảo tổn văn hóa dệt may

Thêm một điểm nổi bật nữa trong xu hướng phát triển du lịch bền vững ở Nhật Bản là duy trì nền văn hóa dệt may. Duy trì làng nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản, du khách có cơ hội tìm hiểu thêm về các nghệ nhân và sản phẩm du lịch khi đến thăm xứ sở mặt trời mọc. Nhật Bản là quê hương của nhiều sản phẩm thủ công tuyệt đẹp như đồ sơn mài, đồ gốm Nhật Bản, dao và các loại hàng dệt may khác nhau. Thị trấn nhỏ Kiryu ở tỉnh Gunma có truyền thống làm vải lụa lâu đời từ thế kỷ thứ 9. Khu phố cổ đã được bảo tồn và nhiều tòa nhà liên quan đến ngành công nghiệp tơ lụa vẫn được duy trì ở đây cho đến ngày nay. Kiryu chào đón khách du lịch và người dân ở đây rất vui được chia sẻ văn hóa và nghề thủ công lâu đời của họ. Chỉ cách Tokyo vài giờ nhưng không nằm trên các tuyến đường du lịch nổi tiếng nhất nên sẽ không nhiều du khách quốc tế biết đến nhưng thực sự nơi đây sẽ trở thành điểm đến tuyệt vời để tìm hiểu về truyền thống và văn hóa lâu đời của Nhật Bản.

Một gợi ý khác là thực hiện các chuyến tham quan riêng với hướng dẫn viên địa phương cũng sẽ giúp chuyến du lịch bền vững theo nhiều cách: hỗ trợ những người lao động tự do tại địa phương, hướng dẫn viên riêng thường sử dụng phương tiện giao thông công cộng và đến các doanh nghiệp địa phương để ăn trưa hoặc mua quà lưu niệm hỗ trợ cộng đồng. Đây cũng là cách để thoát khỏi lối mòn, góp phần giảm bớt tình trạng quá tải du lịch tại các điểm đến nổi tiếng.

"Tại Nhật Bản, sẽ có nhiều cách để tận hưởng chuyến du lịch Nhật Bản thân thiện với môi trường. Con người đã được tận hưởng niềm vui mà thiên nhiên ban tặng thì sẽ nghĩ đến điều chỉnh hành vi trong cuộc sống hàng ngày để bảo tồn thiên nhiên", trang báo viết.

Theo bvhttdl.gov.vn
Bạn đang đọc bài viết "Cách Nhật Bản phát triển du lịch bền vững, xứng danh điểm đến thân thiện với môi trường" tại chuyên mục Phát triển. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.