Bảo tồn di tích ở TP.HCM - Những tín hiệu vui
Không ồn ào như một số di tích tại các tỉnh khu vực phía Bắc hay Hà Nội, công tác trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa, di tích lịch sử cách mạng ở TPHCM lâu nay được coi là khá trầm lắng. Thực tế quan sát và theo nhận định của các chuyên gia, việc trùng tu di tích tại TPHCM có vẻ chậm nhưng được tiến hành khá thận trọng, kỹ lưỡng.
Miếu Vệ Thủy và giá trị lịch sử
Vệ Thủy là tên một ngôi miếu nằm ở phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Khởi thủy đây là tên của một đội thủy binh của tỉnh An Giang thời nhà Nguyễn, từng tham gia chống Pháp trong những ngày đầu thực dân đến xâm lược đất An Giang.
Tết Âm lịch nhớ ghé thăm chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng từ lâu đã được nhiều người biết đến và viếng thăm mỗi dịp lễ tết, ngày rằm, mùng một... Chùa được coi là rất linh thiêng để tới xin lộc làm ăn, sức khỏe và tình duyên...
Lễ hội truyền thống Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều
Ngày giỗ Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều đã trở thành lễ hội truyền thống, quy tụ đông đảo nhân dân khắp vùng Đồng Tháp Mười và các tỉnh lân cận về Gò Tháp (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) để cúng viếng mỗi khi đến ngày rằm tháng 11 âm lịch hàng năm. Trong 3 ngày lễ hội, Ban Tổ chức, Ban Quản lý Khu Di tích Gò Tháp và Ban Hội hương tổ chức long trọng theo phong tục cổ truyền.
Thu được hàng ngàn mẫu di vật của nền Văn hóa Óc Eo
Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp cùng UBND tỉnh An Giang tổ chức hội thảo khoa học sơ bộ kết quả khai quật nghiên cứu di tích khảo cổ học tại chùa Linh Sơn thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Người dân hiến tặng hơn 8.000 hiện vật Óc Eo
Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo (TT.Óc Eo, H.Thoại Sơn, An Giang) cho biết sau đợt phát động vào tháng 11.2015, đến nay người dân các xã Định Mỹ, Bình Thành, H.Thoại Sơn và xã Thới Sơn, H.Tịnh Biên, An Giang đã hiến tặng 8.036 hiện vật và 3 bao mảnh gốm liên quan đến nền văn hóa Óc Eo của vương quốc Phù Nam xưa.
Di tích khởi nghĩa Ba Tơ được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt
Ngày 26/12/2017, đã công bố quyết định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phê chuẩn xếp hạng Di tích lịch sử Địa điểm về cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ ở huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) là di tích Quốc gia đặc biệt.
Ngôi chùa độc đáo có một không hai ở Sóc Trăng
Chùa Sà Lôn (hay còn gọi chùa Chén Kiểu) là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Sóc Trăng.
Ngôi chùa hơn trăm năm giữa lòng Cần Thơ
Chùa Ông được người Hoa gốc Quảng Đông xây dựng từ hơn 120 năm trước, nay là điểm đến hút du khách tham quan ở Cần Thơ.
Về Tiền Giang ngắm nhà cổ, nghe cải lương
Hình thành và phát triển thịnh vượng từ khoảng thế kỷ 19, Đông Hòa Hiệp là một trong ba làng cổ của Việt Nam được Tổng cục Du lịch và Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn để thực hiện dự án "Hỗ trợ Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam, thông qua du lịch di sản".
Những ngôi nhà ở làng Hòa An với cụ Nguyễn Sinh Sắc
Cách đây 100 năm, tại làng Hòa An, nhất là dọc theo con rạch Cái Tôm có rất nhiều ngôi nhà gắn với quãng đời hoạt động của cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Đồng Tháp long trọng tổ chức lễ giỗ lần thứ 88 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Sáng 14-12-2017 (nhằm 27-10 năm Đinh Dậu), tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc (Phường 4- TP Cao Lãnh), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp long trọng tổ chức lễ giỗ lần thứ 88 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc- thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc
Ở Ðồng Tháp có một địa chỉ lịch sử giá trị là Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc, nơi yên nghỉ của thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chùa có tượng Phật khổng lồ
Cù lao Giêng (Chợ Mới, An Giang) không chỉ đẹp bởi cảnh quê yên ả, thanh bình với những vườn cây xanh mát mà còn đẹp bởi rất nhiều công trình tín ngưỡng tâm linh đặc sắc. Trong đó, chùa Phước Thành tọa lạc tại xã Bình Phước Xuân là một trong những ngôi chùa nổi bật với kiến trúc đẹp và quần thể tượng Phật A Di Đà cùng 48 vị Bồ tát Thánh Chúng được xác lập kỷ lục Việt Nam.