“Giải cứu” để phát huy giá trị di tích thành Điện Hải
Thành Điện Hải là di tích hiếm hoi còn lại từ buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược nước ta giữa thế kỉ 19, là biểu tượng về lòng yêu nước, đức hy sinh của người dân Đà Nẵng. Tiếc rằng, một thời gian dài, di tích bị xâm hại nặng nề, xuống cấp nghiêm trọng. Hiện nay, thành phố chủ trương khắc phục sai lầm trước đây, từng bước khôi phục, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quan trọng này.
Quốc phục - loay hoay đi tìm cái đã có
Từ chỗ tìm kiếm đồ che đậy thân thể để chống lại thời tiết khắc nghiệt bằng các sản phẩm thiên nhiên như lá cây, vỏ cây chuyển sang giai đoạn biết dùng các loại sợi lấy từ cây cỏ như tơ chuối, tơ dứa, tơ tằm và cả đến lông thú, da thú thì y phục của nhân loại đã có bước tiến khổng lồ.
Sôi nổi hội vật truyền thống ở làng Thủ Lễ, TT Huế
Sáng 21/2, tức mùng 6 tháng Giêng, hội vật truyền thống làng Thủ Lễ diễn ra tại đình làng Thủ Lễ, thị trấn Sịa (Quảng Điền) thu hút hàng trăm du khách tham dự.
Mở trang sử làng, ước gì như ngày xưa
Những làng có từ đầu thế kỉ 20, mỗi làng, không kể lớn, dân số đông bằng hơn nửa số dân của một xã nhỏ hiện thời. Không kể làng nhỏ, chưa đến một ngàn nhân khẩu, khoảng hơn một trăm hộ.
Hà Trung nâng tầm giá trị di sản văn hóa
Là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa, Hà Trung (Thanh Hoá) có 71 di tích đã được xếp hạng, gồm 8 di tích cấp quốc gia và 63 di tích cấp tỉnh. Nhiều di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng như: Lăng miếu Triệu Tường, đền Rồng - đền Nước (Hà Long), đền Trần Hưng Đạo (Hà Dương), đền Lý Thường Kiệt (Hà Ngọc), đền Hàn, đền Cô Bơ (Hà Sơn), rừng Sến Tam Quy...
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản vô giá ở Huế
“Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là những tác phẩm tinh tuyển từ vô số các trước tác của các vị hoàng đế tài hoa triều Nguyễn. Chúng không chỉ phản ánh trí tuệ, tài năng của các vị hoàng đế triều Nguyễn, mà hệ thống thơ văn này còn phản ánh truyền thống văn hóa và đặc trưng của xứ Huế, vùng đất của thi ca và các thi nhân nổi tiếng”.
Kinh đô nước Việt trong lịch sử
Dù Quang Trung Nguyễn Huệ đã chọn vùng đất sông Lam, núi Hồng, nơi trước đó ngàn năm Mai Thúc Loan từng đặt kinh đô xưng đế, lại là cố hương của mình, để xây Phượng Hoàng Trung Đô cho triều đại Tây Sơn, nhưng ông đã không kịp thực hiện được việc thiên đô như dự tính vì không may mất sớm vì bạo bệnh.
Ngôi đình hơn trăm tuổi trên đất Quảng Nam bị lãng quên
Được xây dựng hơn trăm năm, UBND tỉnh cũng đã công nhận là Di tích lịch sử cách mạng, tuy nhiên hiện nay đình làng Phiếm Ái ở xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã bị lãng quên…
Đặc sắc Lễ hội lồng tông ở Bản Cuống xã Minh Quang
Lễ hội Lồng tông Bản Cuống - xã Minh Quang (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) là lễ hội còn giữ được nhiều nét văn hóa đậm đà bản sắc của bà con dân tộc Tày. Lễ hội“Lồng tông” trong tiếng Tày có nghĩa là “xuống đồng”.
Giá trị thẩm mỹ trang phục các giá hầu mẫu tứ phủ
Trang phục truyền thống trong đời sống xã hội luôn mang trong mình giá trị văn hóa, giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn... Khi trang phục trở thành vật mang tính biểu tượng và được gắn thêm những giá trị khác như dấu hiệu thiêng về màu sắc, hoa văn... hoặc khi trang phục đã có những liên quan với lễ nghi thì nó trở thành lễ phục.
Bài chòi trong đời sống đương đại tại Hội An
Vào lúc 17h15’ (giờ Hàn Quốc) ngày 7 tháng 12 năm 2017 (khoảng 15h15’ giờ Việt Nam), tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO đã công nhận Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nghệ nhân làng hoa giấy Thanh Tiên hối hả vào Tết
Tết đến Xuân về, những ngày này làng hoa giấy Thanh Tiên (Thừa Thiên - Huế) lại sôi động hẳn lên không khí rộn ràng của những người thợ và nghệ nhân tất bật làm ra hàng ngàn bông hoa giấy mỗi ngày.
Tết Nguyên Đán: Đưa màu gì vào nhà cho hợp
Tết Nguyên Đán là tết truyền thống của dân tộc. Từ lâu, đây là dịp để người thân, bạn bè gặp mặt nhau. Cùng với đó, đây cũng là dịp để gia chủ trang hoàng ngôi nhà sao cho phong thủy tốt, nhằm tạo một năm mới may mắn, an lành.
Từ điêu khắc đình chùa đến hội họa hiện đại
Đầu những năm 1990, hội họa đương đại VN được thế giới phát hiện, đặc biệt là với cuộc khai thác quy mô đầu tiên của gallery Plum Blossoms Hồng Kông. Xem tranh Nguyễn Tư Nghiêm, nhất là hàng loạt bức “Điệu múa cổ” trên giấy cũng như sơn mài, các nhà sưu tầm và phê bình hội họa nước ngoài thường hỏi ông về Picasso.