Vườn sinh thái đậm “chất quê” của một nhà nông
Du lịch (DL) sinh thái đang là xu hướng của khá nhiều người, nhất là với những du khách ở chốn thị thành. Nắm bắt nhu cầu đó, nhiều nông dân “chân đất” đã mạnh dạn đầu tư DL với non nước hữu tình, vườn trái cây xum xuê, trĩu quả đúng chất miệt vườn. Điển hình là vườn DL sinh thái của nông dân Lâm Văn Danh (sinh năm 1967, ngụ ấp Tân Phú, xã Mỹ Phú Đông, Thoại Sơn).
Người sở hữu hơn 40.000 chậu hoa hồng
Hơn 20 năm đam mê, gắn bó với hoa hồng nên từ nhiều năm nay, ông Nguyễn Phước Lộc (ngụ xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) đã sưu tầm cho khu vườn của mình hơn 40.000 chậu hồng. Khu vườn trở thành điểm tham quan hấp dẫn đối với nhiều du khách trong và ngoài nước.
Dấu ấn An Giang trong hành trình kẻ sĩ Lê Đại Cương
Lê Đại Cương (Lê Đại Cang, SN 1771), tại Huế, con của ông Thiệu Long Lê Công Hậu, là một nhà nho nhưng không thích chốn quan trường. Lê thị gia phả do chính Lê Đại Cương viết: “Thủy tổ là Lê Công Triều, gốc Thừa tuyên Nghệ An, phủ Hà Hoa, huyện Kỳ Hoa, phường Hà Tân, làm quan nhà Lê có công.
Lang thang cùng câu vọng cổ trên sông
Vừa đặt chân lên thành phố Long Xuyên, tôi đã sướng con mắt khi nhìn thấy những con thuyền chở trái cây chất ngất trên sông Hậu. Những chiếc xe đẩy xúm xít chờ lấy hàng từ bến phà Ô Môi. Người xe tấp nập vào ra. Tôi len trong những buồng chuối cùng với đống dừa xanh mướt, theo con phà hướng về Cù lao Ông Hổ (cách TP Long Xuyên 4km). Nắng sớm thắp sáng những búp sóng trên sông, lấp lánh tựa những lời chào...
Chiếc máy bay ở cù lao Ông Hổ
Hổng có miệt nông thôn nào “sở hữu” chiếc máy bay “hàng thật, giá thật” như xứ cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, An Giang). Bà con ở đây có người chưa từng đi máy bay lần nào, nhưng hàng ngày đi qua, đi lại Khu lưu niệm (KLN) Chủ tịch Tôn Đức Thắng đều có thể nhìn thấy chiếc máy bay hoành tráng YAK40 VNA452 đang “đậu” trong sân.
Người miền Tây cởi mở, dễ chấp nhận cái mới
Cốt cách con người Nam bộ thường được biết đến là phóng khoáng, thì con người ở miền Tây Nam bộ phóng khoáng nhất... còn lưu giữ rất rõ tính ngay thẳng, gan góc đến mức đôi lúc lỳ lợm nhưng rất cởi mở, bao dung.
Truyện "Ông Năm Chèo" trong đời sống dân gian Nam bộ
"Ông Năm Chèo" là chuyện kể dân gian phát sinh tại vùng Thất Sơn, thuộc tỉnh An Giang. Mặc dù ra đời đã lâu nhưng chuyện kể đến nay hãy còn phổ biến trong đời sống người dân quanh vùng. Đây không chỉ là câu chuyện dùng kể cho vui trong những lúc nông nhàn, mà còn ẩn chứa nhiều giá trị tiền nhân muốn gửi gắm cho hậu thế.
Ông Bảy Đỏi - lão nông với tấm lòng từ thiện ở xứ cồn Châu Ma
Gần 20 năm gắn bó với công tác từ thiện, ông Nguyễn Văn Đỏi (thường gọi là Bảy Đỏi) - Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ ấp Phú Trung, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự) đã hỗ trợ cho hàng ngàn lượt người nghèo được mổ mắt miễn phí và tìm lại ánh sáng.
Nhạc sư Vĩnh Bảo giao lưu với giáo viên Trường Tương Lai
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo vừa có buổi giao lưu với giáo viên, nhân viên của Trường Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Tương Lai về đờn ca tài tử Nam bộ.
Ngọt ngào hương vị trái cây mùa hè
Mùa hè là mùa chín rộ của nhiều loại trái cây. Trên mọi nẻo đường, từ chợ thành thị đến chợ quê tràn ngập đủ loại trái cây từ khắp nơi đổ về. Đâu đâu cũng bày bán các loại trái cây với đủ chủng loại rất bắt mắt, hấp dẫn như: chôm chôm, sầu riêng, mít, dâu, thanh long, khóm, xoài, măng cụt...
Về thăm chùa Nổi Long An
Giữa vùng bồn trũng, Gò Chùa Nổi, ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An nổi lên, có đường kính tối đa 100m, mặt gò cao hơn mặt ruộng xung quanh 3-4m, được bao phủ bởi những đám cây dầu cổ thụ cao vút và một số cây trôm cổ thụ lâu đời.
Chuyện ông Năm Rí bài chòi
Cả một đời dành hết tình yêu, niềm đam mê cho bộ môn Bài chòi, nghệ nhân Trần Rí (thôn Bình Trung 1, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) xứng đáng được đánh giá là “báu vật nhân văn sống” theo tiêu chí của UNESCO.
“Vũ khúc ô môi" quê Bác
“Vũ khúc ô môi tiễn biệt Người/ Cù lao ông Hổ mãi xanh tươi/ Biển Đen cờ đỏ vàng sao rợp/ Bến cũ Ô Môi vẫn đợi người”(Lê Văn Dân). Những câu thơ ấy cứ khắc sâu vào tâm trí, mỗi khi tôi đi ngang bến phà Ô Môi (TP. Long Xuyên). Cây ô môi như một biểu tượng dân dã nối liền đôi bờ sông, từ làng quê Bác Tôn sang phố thị nhộn nhịp, rồi trở thành địa danh trên giấy tờ hẳn hoi.
Phong cách của người Việt tại Đà Lạt
Đà Lạt, thành phố trên cao nguyên Langbian là một địa danh quen thuộc với người Việt Nam, du khách quốc tế. Từ những năm đầu TK XX, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây. Chính sự hòa trộn hai nền văn hóa Pháp, Việt đã thấm sâu trong cách sống của người Đà Lạt, để từ đó hình thành nên phong cách thanh lịch, hiền hòa, đằm thắm, mến khách… của cộng đồng dân cư nơi đây.