Vĩnh Phúc: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu

13/10/2015 20:29

Theo dõi trên

Không chỉ đầu tư về hạ tầng cơ sở để xây dựng nông thôn mới, Vĩnh Phúc luôn chú trọng đến công tác tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lĩnh vực đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu lao động.

 
Nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng ở các làng quê Vĩnh Phúc từ nguồn tiền xuất khẩu lao động
 
Hàng tỷ đồng về với Vĩnh Phúc nhờ xuất khẩu lao động
 
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của Vĩnh Phúc là 620.400 người. Trong đó: Lao động làm việc trong ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 311.000 người; Lao động làm việc trong ngành Công nghiệp, xây dựng là 156.500 người; Lao động làm việc trong ngành Dịch vụ là 152.900 người.
 
Việc đưa lao động đi làm việc ở ngoài nước là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả của lĩnh vực hoạt động. Trong thời gian tới  (2015 -2020), Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về công tác xuất khẩu lao động  để khuyến khích, thúc đẩy hoạt động đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
 
Phấn đấu mỗi năm có khoảng 5000 người đi xuất khẩu lao động và 5 năm khoảng 25.000 người đi lao động ở nước ngoài có thời hạn, sau khi các lao động đi xuất khẩu hết thời hạn về, tỉnh sẽ giới thiệu các lao động tiếp tục làm việc tại các khu công nghiệp trong ở tỉnh và trong cả nước, dối với các lao động sau khi có vốn về nước có thể tự kinh doanh các ngành nghề dịch vụ hoặc sản xuất chăn nuôi.
 
Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm và giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng nhất trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống cho nhân dân, giảm tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm. Đồng thời Vĩnh Phúc xây dựng một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật tốt, có tác phong công nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đối với người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Vĩnh Phúc tập trung đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo lao động lành nghề, đa lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
 
Từ năm 2009 đến năm 2014, Vĩnh Phúc đã  đưa  được 5.785 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh tập trung vào các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia  lao động,  Ả rập xê út , Nga , các nước khác.
 
Người lao động ở Vĩnh Phúc đi làm việc ở nước ngoài qua các hình thức: ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động; ký hợp đồng cá nhân với người sử dụng lao động nước ngoài; đi thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.
 
Năm 2014, 223 người lao động với số tiền hỗ trợ là 774,748 triệu đồng, trong đó đã hỗ trợ cho 166 người với số tiền là 598,929 triệu đồng, Sở Tài chính đã có tờ trình gửi UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí hỗ trợ cho 47 lao động với tổng số tiền đề nghị hỗ trợ là 175,82 triệu đồng, trong đó Ngân hàng chính sách tỉnh và Ngân hàng chính sách các huyện, thị đã cho 180 người lao động vay 8.340 triệu đồng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
 
Số tiền của người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài gửi về từ năm 2009 đến hết 6 tháng đầu năm 2014 là 43.551 USD tương đương với 668.986 triệu đồng, trong đó: số tiền người lao động gửi về 6 tháng đầu năm 2014 là 138.943USD tương đương 2.931 triệu đồng.
 
Nhiều chính sách hỗ trợ lao động đi xuất khẩu
 
Người lao động ở Vĩnh Phúc sẽ được dào tạo chuyên môn, kỹ thuật tay nghề thuộc các ngành nghề: May mặc, Điện, Điện tử, Xây dựng, Cơ khí, Công nghệ ô tô, Kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp... tùy theo đơn đặt hàng của thị trường lao động các nước để đưa người lao động đi làm việc.
 
Đối với người đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản sẽ được hưởng lợi từ nhiều chính sách của tỉnh như: Người thuộc hộ hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đi thực tập kỹ thuật ở nước ngoài được vay vốn tối đa không quá 200 triệu đồng tổng số tiền cần thiết mà người lao động phải đóng góp theo quy định đối với từng thị trường và hỗ trợ 100% lãi suất vay trong 12 tháng đầu từ Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh, ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội.
 
Người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, đi thực tập kỹ thuật ở nước ngoài thuộc hộ còn lại được vay tối đa không quá 200 triệu đồng tổng số tiền cần thiết mà người lao động phải đóng góp theo quy định đối với từng thị trường và hỗ trợ 30% lãi suất vay trong 12 tháng đầu từ Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh, ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội.
 
Thông qua xuất khẩu lao động ở Vĩnh Phúc đã góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập, tăng nguồn ngoại tệ cho tỉnh đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội.
 
Các lao động ở Vĩnh Phúc được đi làm việc ở nước ngoài về  tay nghề sẽ được nâng cao chất lượng tạo nguồn lao động sau khi lao động về nước cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Lao động sẽ có điều kiện tiếp nhận khoa học, công nghệ tiên tiến, đào tạo nghề, kỹ năng, tác phong lao động , góp phần  nâng cao chất lượng nguồn  nhân lực cho tỉnh, góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm; xóa đói, giảm nghèo, làm giàu cho nhiều  gia đình.
 
Phúc Vĩnh

Bạn đang đọc bài viết "Vĩnh Phúc: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu" tại chuyên mục Phương Nam. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.