Về phương Nam vãn cảnh núi Cấm

03/12/2020 23:18

Theo dõi trên

Từ bình độ 20 mét (so với mặt nước biển) trở lên, núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) có diện tích 3.784 ha, cao khoảng 716 mét. Nơi đây, khí hậu mát mẻ quanh năm, với thảm thực vật phong phú; là khu du lịch thơ mộng, tuyệt vời, thích hợp du lịch nghỉ dưỡng, khám phá và dã ngoại.


Trên đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) có tượng Phật Di Lặc cao 33,6 mét (khu vực vồ Đầu), đã được công nhận đạt Kỷ lục Guinness là “Tượng Phật cao nhất trên đỉnh núi ở châu Á” và cũng là tượng Phật lớn nhất ở Việt Nam. 
 

Cùng lúc, còn có chùa Vạn Linh (khu vực vồ Bồ Hong) với kiến trúc hoàn hảo, giống như Thiền viện Trúc Lâm (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
 

Đối với chùa Phật lớn (khu vực vồ Thiên Tuế), với kiến trúc hiện đại kết hợp hài hòa kiến trúc cổ, mang tính tâm linh cho du khách thập phương.
 



Còn hồ chứa nước Thủy Liêm (khu vực đỉnh núi Cấm, tỉnh An Giang) tạo cảnh quan môi trường, là nơi trung tâm hành hương của Khu du lịch núi Cấm. 
 



Núi Cấm đã được quy hoạch thành 5 khu chức năng để phục vụ du lịch, với diện tích 1.050 ha. Có tuyến đường giao thông được láng nhựa hoàn chỉnh từ chân núi lên tới đỉnh núi, dài khoảng 9km được đưa vào hoạt động từ năm 2007. 
 



Chính tuyến đường này, cũng đã đặt nền móng quan trọng cho việc phát triển Khu du lịch núi Cấm và lượng khách đến với núi Cấm. 
 

Hàng năm, Khu du lịch núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đón hơn 1 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến đây tham quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu về con người và vùng đất Thất Sơn vốn chứa đựng nhiều huyền bí, nhất là quá trình hình thành gắn liền với công cuộc bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc.
 
Phan Trọng Ân

Bạn đang đọc bài viết "Về phương Nam vãn cảnh núi Cấm" tại chuyên mục Văn hiến phương Nam. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.