Rừng tràm Trà Sư - Ảnh: zing.vn
Cùng với đó, vùng đất Tịnh Biên, Tri Tôn là nơi có nhiều hàng thốt nốt xanh rì thường được dùng để làm ra các loại đặc sản như: chè thốt nốt, nước thốt nốt tươi, đường thốt nốt, bánh bò thốt nốt... Rong ruổi trên những con đường ở vùng Thất Sơn này, bạn sẽ cảm thấy một làng quê thanh bình trôi qua chầm chậm.
Cuộc sống của người dân nơi đây gắn liền với những cánh đồng thốt nốt trải dài - Ảnh: internet.
Hay điều kiện tự nhiên với địa hình sông nước của khu vực miền Tây cũng đem lại một nét văn hóa rất riêng biệt. Làng nổi Châu Đốc là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Cuộc sống của cả gia đình 2-3 thế hệ được gói gọn trên chiếc bè quanh năm suốt tháng lênh đênh trên mặt nước. Phương tiện di chuyển chủ yếu của họ là xuồng, ghe.
Làng nổi Châu Đốc - Ảnh: zing.vn
Tiếp xúc với dân sông nước miền Tây, người ta dễ dàng cảm nhận được sự chất phác, thẳng thắn. Cuộc sống vốn chẳng hề dễ dàng hay đủ đầy, nhưng họ sống chậm, bằng lòng với hạnh phúc giản đơn.
Con người nơi đây rất mộc mạc, dễ gần. Vào những dịp lễ hội đặc sắc của người Khmer, bạn sẽ dễ dàng hòa mình vào tiếng nhạc như một người dân địa phương.
Không chỉ có cảnh đẹp bình dị mà say lòng người, con người hoà thuận, mến khách mà khi đến mảnh đất An Giang du khách còn được thưởng ngoạn những món ăn mang nét đặc trưng vùng sông nước như: Mắm; lạp xưởng bò; xôi chiên phồng, bánh bò rễ tre.
Món xôi chiên phồng - Ảnh: internet.
Bên cạnh các món đặc sản được giới thiệu trên, An Giang còn có nhiều món ăn hấp dẫn khác như cá lóc nướng trui, các loại khô, bánh phồng cá linh, cốm dẹp, bò cạp Bảy Núi, gỏi sầu đâu… Hội tụ đầy đủ sắc, hương và vị rất riêng, tất cả các món đặc sản đã góp phần làm cho màu sắc ẩm thực An Giang trở nên đa dạng, độc đáo và rất đặc trưng bản sắc miền Tây sông nước.