Nhiều người cho tục lệ đó là một trong những nét đẹp văn hoá của phong tục thờ cúng tổ tiên. Trong bất cứ dịp lễ nào, từ ngày rằm, mùng một hàng tháng đến ngày Tết, ngày hoá vàng, ngày cúng giỗ tổ tiên ông bà hay dọn nhà, giải hạn, lập bàn thờ, bốc bát hương… đều phải có ít nhất vài bó vàng tiền để đốt như là một sự gửi gắm và chăm lo cho những người đã khuất có một cuộc sống sung túc ở cõi âm, hoặc mong được thứ lỗi, hay có được sự thanh thản trong tâm hồn.
Do vậy, trong các ngày lễ, tết, các ngày mồng 1, ngày rằm hàng tháng, ngày giỗ tổ tiên, ông bà, ngày bốc mộ xây lăng, hay chuyển đến nhà mới…mọi người đều sắm ít đinh tiền, vàng để làm lễ rồi đốt theo ý nghĩa tượng trưng. Việc làm đó được xem như là biểu hiện sự thành kính, gửi gắm niềm tin, chăm lo của người đang sống đối với những người đã khuất, mong sao những người ở thế giới bên kia có một cuộc sống đầy đủ và luôn phù hộ cho những người đang sống có cuộc sống an bình, thịnh vượng.

Có thể hiểu hóa vàng mã là một phần trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam từ nhiều đời nay. Vàng mã được xem là một quan niệm về nhân sinh quan, về triết lý uống nước nhớ nguồn, về linh hồn, về thế giới tâm linh. Nghi thức hóa vàng mã như biểu hiện để hiện thực hóa quan niệm triết học về vũ trụ quan đó
Như đã nói ở phần trên tuc đốt vãng mã thể hiện nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt: Nó biểu hiện cách ứng xử tốt đẹp trong trong quan hệ giũa người với người,giữa lớp người đi sau với lớp người đi trước. Thể hiện tâm nguyện báo hiếu tổ tiên.
Tục hóa vàng gắn liền với những ngày lễ trong năm. Có thể, hiểu hóa vàng mã là một phần trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam từ nhiều đời nay. Vàng mã được xem là một quan niệm về nhân sinh quan, về triết lý uống nước nhớ nguồn, về linh hồn, về thế giới tâm linh. Nghi thức hóa vàng mã như biểu hiện để hiện thực hóa quan niệm triết học về vũ trụ quan đó.
Theo GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam thì: “ cho đến nay, vẫn chưa có một tài liệu nào cho thấy thời điểm xuất hiện việc đốt vàng mã ở nước ta, nhưng chắc chắn điều này đã tồn tại từ hàng trăm năm do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa”.
Ông cũng cho rằng, hiện nay đang tồn tại 2 quan niệm, đồ mã và đồ vàng mã. Đồ mã là khái niệm chỉ chung những đồ làm bằng giấy và có thể đốt đi được. Nó liên quan đến quan niệm, muốn người âm nhận được thì đồ lễ phải được đốt (hóa) sau khi dâng cúng, vì thế, đồ mã không thể làm bằng gỗ hay vật liệu khác. Đồ mã chính là những thứ vật dụng như nhà, xe, voi, ngựa, đồ đạc, hình nhân... bằng giấy. Còn vàng mã là những thỏi vàng, bạc hay tiền địa phủ.
Hành động đốt vàng mã là một trong các nghi lễ, mà nghi lễ nào cũng có cơ sở nhận thức và được thực hiện trên một nền tảng quan niệm vững chắc, trở thành một tập quán xã hội.
Biểu hiện của tục đốt vàng mã
Mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều gắn với gia đình,gia đình là nơi con ngưòi có thể gửi gắm tất cả tình yêu thương và cũng là nơi con người kì vọng nhất về sự yêu thương ấy.Những mốc sinh-lão-bệnh-tử cũng đều gắn với gia đình.
Khi con người ta mất đi những thành viên còn lại trong gia đình ấy luôn mong muốn cho người đã khuất sẽ có cuộc sông tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia bởi vì người Việt luôn quan niệm : “chết không phải là hết”.Con người ta khi chết đi sẽ sống một cuộc sống ở thế giới khác.Những người còn sống tin rằng người chết cũng có cuộc sống như ngưòi bình thường : “trần sao âm vậy” nên người ta đốt những vật dụng hàng ngày mà trước đây người sống còn dùng dưới dạng đồ mã cho những người khuất sử dụng.
Vào những dịp lễ tết hay cúng giỗ người Việt cũng đốt đồ mã. Nó như một sự an ủi về mặt tâm linh cho những người còn sống.
Ví như trong dịp giỗ hết người ta cũng đốt vàng mã cho những người đã khuất.Hai lần giỗ đầu được gọi là Tiểu tường va Đại tường.Trong khoảng Tiểu tường và đại tường có hai kỳ đốt mã.Kì đầu gọi là mã biếu kỳ sau mới là mã dâng cho người mất dùng.Tục hay đốt về tuần trung nguyên tháng bảy, cũng nhiều nhà thi hay đốt về ngay giỗ đầu và ngày giỗ hết. Đồ mã thì làm theo những đồ dùng thường ngày của người đã khuất như chăn, màn, quần áo, mâm bát,…Lễ đốt mã trong dịp tiểu tường rất quan trọng.Người sống thường sắm đủ mọi đồ dùng để đốt cho người đã khuất. Trước khi đốt mã thường có cúng lễ ở ngay tại mộ người khuất và những mã cúng được đốt ngay trước mộ.
Trong các hoạt động lễ hội: Người đi chùa ai cũng muốn thể hiện sự thành tâm thành kính của mình trước các thế lực siêu nhiên.Ngoài các lễ cúng tế khác như xôi,gà…người ta còn cúng tế thêm cả đồ mã. Đồ mã được cung tế rất đa dạng và được người ta đốt ngay sau khi lễ cúng tế xong.
Khi vàng mã đã được đốt xong người ta thường đổ một chén rượu cúng vào đống tro vàng mã để đồ cúng được chuyển đến đúng người nhận.
Theo GS Ngô Đức Thịnh: “Hành động đốt vàng mã là một trong các nghi lễ, mà nghi lễ nào cũng có cơ sở nhận thức và được thực hiện trên một nền tảng quan niệm vững chắc, trở thành một tập quán xã hội. Tín ngưỡng chính là việc người ta tin vào một lực lượng siêu nhiên, như hiện tượng linh hồn chẳng hạn. Người ta tìm mọi cách để liên hệ với cái siêu nhiên đó. Vì thế, con người đốt hương và tin rằng, những lời cầu khấn sẽ theo khói hương bay lên tới linh hồn tổ tiên, thần, Phật. Đồ vàng mã cũng vậy, dân gian quan niệm, chết không phải đã hết mà linh hồn tồn tại ở một thế giới siêu nhiên nào đó nên họ tư duy “trần sao âm vậy”, có nghĩa là người sống cần có gì, người âm cũng cần có cái đó. Bằng rất nhiều cách người sống cố gắng liên hệ với thế giới linh hồn. Họ đốt tiền, vàng mã là để tin rằng người chết cũng có được cuộc sống đủ đầy. Vì thế, đồ vàng mã khó có thể tách rời khỏi văn hóa tín ngưỡng của người Việt.”
(Theo langvietonline.vn)