Từ ý định mượn đất đến chiếm đoạt tiền: Chân lý bị “bỏ rơi” ở nơi pháp đình - Bài 2

04/01/2016 20:34

Theo dõi trên

Việc ông Nguyễn Đăng Hùng liên tục sử dụng diện tích đất do cha ông để lại vài chục năm trở lại đây cùng với việc ông Hùng năm nào cũng hoàn thành nghĩa vụ thuế của Nhà nước việc này được chính quyền địa phương xác nhận là hoàn toàn đúng sự thật cũng như việc ông Hùng đã bỏ tiền chuộc lại diện tích 500 m2 của ông bà Chua, Chắc nhượng lại trong thửa đất hơn 1000 m2 đất cha ông để lại.

 
Ông Nguyễn Đăng Hùng bức xúc vì việc các chứng cứ của mình đưa ra chứng minh thư đất mình đã sử dụng lâu năm và chuộc lại thửa đất đều bị Tòa án nhân dân TP Huế ” bỏ rơi’ nơi pháp đình

Bài 2: Chân lý bị “bỏ rơi” ở nơi pháp đình

Trước việc gia đình mình sử dụng đất liên tục ổn định suốt vài chục năm (1983 – nay), mọi nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước đều đóng đầy đủ, nhưng khi ông Nguyễn Đăng Hùng làm đưa ra các chứng cứ để chứng minh việc mình sử dụng thửa đất trên và việc chuộc lại diện tích 500 m2 mà gia đình ông bà Chua, Chắc đã mua lại.

Tại phiên tòa tòa xét xử sơ thẩm ngày 30/7/2015, Tòa án nhân dân TP Thừa Thiên Huế đã bác bỏ những chứng cứ mà ông Hùng đưa ra chứng minh mình sử dụng thửa đất hơn 1000 m2 lâu dài và ổn định.

Ông Nguyễn Đăng Hùng nói: Tại phiên tòa ngày 30/7/2015, tôi cung cấp “Biên lai thu tiền" sử dụng đất do Chi cục thuế TP Thừa Thiên Huế thu, giấy xác nhận của hộ ông Hồ Văn Tấn, ở  phường Kim Long, TP THH xác nhận việc tôi chuộc lại diện tích 500 m2 mà ông bà Chua, Chắc nhượng lại, Hồ sơ kỹ thuật thửa đất từ ngày 11/2/1997, đứng tên Nguyễn Đăng Hùng, cũng như bản vẽ nhà đất của văn phòng đăng ký QSDĐ TP Huế do ông Trần Hùng nam ký ngày 15/4/2014.

Ngoài các giấy tờ trên ông Hùng còn đưa ra chứng cứ vô cùng quan trọng chứng minh ông Hùng là người đã chuộc lại thửa đất giấy chứng nhận của tỉnh Thừa Thiên, Ty Điền Địa năm 1972, tại phần “ các điền - chủ kiếp tiếp nhau” ghi rất rõ nội dung hai vợ chồng ông Chua, bà Chắc đã đồng ý nhượng lại diện tích 500m2 cho ông Nguyễn Đăng Hùng với nội dung “Tôi là Nguyễn Văn Chua và vợ là Hồ Thị Chắc có mua 1 sào vườn năm 1972 do bà Võ Thị Quyên thửa đất này đứng tên cụ Nguyễn Kỉnh".

Năm 1997 ông Nguyễn Đăng Hùng là cháu nội duy nhất của cụ Nguyễn Kỉnh xin chuộc lại 1 sào đất vườn với giá 3.000.000 đồng chẵn. Vợ chồng tôi đồng ý cho anh Hùng chuộc lại diện tích đã bán cùng chung với thử đất hơn 1000m2. tại Sổ Ty Địa Điền đều có xác nhận điểm chỉ bằng tay của vợ chồng ông Chua bà Chắc.

Cũng tại Sổ Ty Địa Điền này năm 1973 bà Võ Thị Quyên là mẹ đẻ của ông Nguyễn Đăng Hùng cũng xác nhận bên cạnh với nội dung “đã bán cho vợ chồng ông Chua, bà Chắc 1 sào đất vườn bà Quyên ký tên xác nhận ngày 10/6/1973".

Ông Hùng tiếp tục đưa ra chứng cứ chứng minh là Giấy Xin chuộc lại sở vườn mà ông Chua, bà chắc đã nhượng lại ngày 16/1/1997. Rồi đơn xin xác nhận được UBND phường Hương Long, TP Huế xác nhận ông Hùng sử dụng ổn định lâu dài thửa đất hơn 1000m 2 do cụ Nguyễn Kỉnh để lại. Trong quá trình sử dụng ông Hùng đã thực hiện các nghĩa vụ thuế đầy đủ và không có tranh chấp với ai.

Nhưng tất cả các giấy tờ liên quan để chứng minh việc ông Hùng Sử Dụng đất của cụ Nguyễn Kỉnh để lại cũng như việc ông Hùng đã chuộc lại 1 sào đất của ông Chua, bà Chắc đề bị Tòa án nhân dân TP Huế bác bỏ và buộc ông Hùng phải nộp tiền án phí hơn 30 triệu đồng.

Việc đương sự đưa ra bằng chứng xác thực chứng minh thửa đất mà đương sự đã và đang sử dụng là không có tranh chấp, chuộc lại thửa đất do bà Quyên đã bán cho vợ chồng ông bà Chua, Chắc đều bị bác bỏ khiến dư luận vô cùng bức xúc rằng có hay không có gì khuất tất trong việc xử án chốn pháp đình?

Còn tiếp...

 
P.V

Bạn đang đọc bài viết "Từ ý định mượn đất đến chiếm đoạt tiền: Chân lý bị “bỏ rơi” ở nơi pháp đình - Bài 2" tại chuyên mục Phương Nam. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.