Đồng bào làm thơ là để đặt lời cho bài hát. Lời hát còn bao gồm những câu tục ngữ,thành ngữ,câu đố.Người hát giỏi là người vừa thuộc nhiều bài hát có sẵn và có tài ứng khẩu. Dân tộc giáy chưa có văn tự nên trí nhớ là phương tiện duy nhất lưu truyền dân ca. Nội dung các bài hát chia làm nhiều loại như mừng nhà mới, mặt trăng, mặt trời, nước rơi thác…Mỗi loại có tới 12 bài khác nhau. Hát về tình yêu lứa đôi thì nhiều hơn cả. Có 3 hình thức vui hát.

Hình thức sinh hoạt dân gian của đồng bào Giáy (Ảnh: intenet).
Hát bên mâm rượu (vươn nả lảu). Loại hát này không nhất thiết phải là bên nam bên nữ, không kể là những người “ Chân tóc còn xanh” hay những người “ mặc áo màu không nên” (Cụ già). Nội dung chủ yếu của loại hát này là ca ngợi rượu ngọt, chè ngon, chúc tụng già làng sống lâu trăm tuổi, con trẻ khỏe vui, làm ăn sinh sống hạnh phúc. Loại hát bên mâm rượu mang tính chất nghi lễ, nói nhiều tới đạo lý con người nên được các già làng yêu thích.
Hát đêm của trai gái, có thể là trai gái chưa vợ chưa chồng nhưng cũng có cả những người đã “ bảy con nghe tiếng hát trèo qua cửa sổ” bởi người ta chỉ “ lấy giọng hát chứ không lấy người hát”. Cuộc hát phải tuân theo trình tự, hát xin phép và chúc thọ chủ nhà, hát mặt trăng , mặt trời rồi mới được chuyển sang nội dung tình cảm lứa đôi. Những buổi hát này có thể kéo dài mấy đêm liền.

Sinh hoạt văn nghệ dân gian của đồng bào Giáy.
Hát tiễn đường “vươn srỏong răn”-trai gái gặp nhau giữa đường hoặc tiễn nhau từ làng này sang làng khác,trao đổi dặn dò nhau bằng tiếng hát.Tiễn nhau đi đến khi nào “không trông thấy mới về”lúc ấy tiếng hát mới dứt.Nếu cuộc hát đi sâu vào tình cảm,đôi bên không nỡ dứt thì có khi người vế cũng phải quay lại để đêm đến tiếp diễn cuộc hát.Cách hát này không tuân theo trật tự nội dung như hát đêm,nên thường là hát tình yêu.Dân ca có hai làn điệu. Người Giáy ở Cao Lạng, Hà Tuyên có điệu “phướn” không những người Giáy hát mà cả người Nùng,Tày sống gần người Giáy cũng hát.Người Giáy ở vùng Lào Cai,Tây Bắc có điệu “vươn”,”phướn” đều có nghĩa là hát.Tùy theo nội dung bài hát mà người hát sử dụng làn điệu cho phù hợp.
Hiện chưa tìm thấy các điệu múa của người Giáy.Trong tháng 7,các dịp làm then giải hạn then vọng ngâu,trai gái trong làng đến dự cùng nhau nhảy vui,tay cầm nhạc hoặc khăn,có khi đồng thanh”hú”.
Người Giáy đã làm chủ cuộc đời ,phát huy khả năng lao động sáng tạo xây dựng cuộc sống mới ngày càng vui tươi.Từ sau cuộc vận động hợp tác hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi,ruộng đất thực sự thuộc quyền sở hữu của nông dân tập thể.Chỉ vài năm sau khi xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp,vùng người Giáy đã có 1 số hợp tác hóa tiên tiến như Bản Vược, Quang Kim, Cốc San…
(Theo Làng Việt Online)