Kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 đến nay, các nhà khảo cổ học đã có nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu, khai quật di tích khảo cổ học. Kết quả cho thấy, văn hóa Sa Huỳnh với nhiều hiện vật được tìm thấy có giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt thuộc sơ kỳ đồng thau, phát sinh trực tiếp lên Sa Huỳnh sơ kỳ sắt. Nguồn gốc văn hóa này mang tính bản địa, hình thành trên vùng đồng bằng ven biển Sa Huỳnh và sau đó chia làm nhiều nhánh lên miền núi, tiến gần về vùng sát biển rồi ra các đảo (Xóm Ốc, Suối Chình - đảo Lý Sơn).
Họp bàn các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Sa Huỳnh
Theo kết quả khảo sát của Công ty Đoàn Ánh Dương và các chuyên gia khảo cổ học, di sản, môi trường,…thì không gian, môi trường sinh tồn cư dân Sa Huỳnh cổ trong khư vực này bao gồm: hệ thống đồi núi, cồn cát ven sông, biển, đầm An Khê, các khu rừng xung quanh đầm, cách đồng muối, cửa biển Sa Huỳnh. Như vậy, nền văn hóa Sa Huỳnh cần được bảo tồn, bảo vệ đúng cách nhất.
Theo Giám đốc Đoàn Sung, công ty Đoàn Ánh Dương, để tiến tới công nhận Di sản Văn hóa cấp Quốc gia đặc biệt, trước mắt cần giữ nguyên hiện trạng khu vực, đẩy mạnh nghiên cứu môi trường sinh thái, điều tra tổng thể để đánh giá tiềm năng văn hóa Sa Huỳnh, tìm thêm các di tích mới, lập bản đồ, khảo sát đời sống sinh hoạt hằng ngày, ngành nghề của cộng đồng cư dân hiện tại. Đồng thời, sớm có định hướng bảo tồn không gian cổ người Sa Huỳnh, xúc tiến các chương trình nghiên cứu tiếp theo để nâng tầm giá trị di sản.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã lập hồ sơ xin công nhận Di tích cấp Quốc gia và hiện đang trình Chính phủ xin công nhận di sản Quốc gia đặc biệt.
Để chuẩn bị cho việc công nhận, thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành các dự án quan trọng như xây Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh, cho bảo tồn 2 hố khai quật tại khu di chỉ Gò Ma Vương, chỉnh trang một số cơ sở hạ tầng…