
Mâm cỗ cúng ông Táo cần đa dạng, đẹp mắt - Ảnh: giadinhvietnam.com
Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp
Theo quan niệm của ông cha ta, cứ 23 tháng Chạp hàng năm, nhà nhà đều chuẩn bị mâm cỗ để tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cáo mọi công việc trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
Theo ngaynay.vn, ông Trường Thịnh, nguyên cán bộ Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia chai sẻ xuất phát từ quan niệm dân gian của ta “trần sao âm vậy” nên dân ta thường làm lễ cúng tổ tiên, ông bà và thần bếp vào ngày 23 tháng Chạp trước ngày giao thừa để sau khi báo cáo, thần bếp sẽ trở về tiếp tục cai quản công việc gia đình trong năm mới.
Ông Thịnh phân tích, ngày Âm Lịch là theo mặt trăng, ngày Dương Lịch là theo mặt trời. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng là 3 hành tinh có ảnh hưởng trực tiếp đến con người cũng như thời tiết. Trái Đất quay quanh mặt trời theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ, 1 vòng khép kín là hơn 365 ngày, là 1 năm. Lấy đó làm Lịch Dương – Lịch theo Mặt Trời. Ba hành tinh Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất có thời điểm sẽ ở trên một đường trục. Thời điểm đó trong ngày được tính từ giờ Tý đến giờ hợi. Chệch thời điểm đó không phải là ngày đó nữa mà là ngày khác. Hơn nữa, hiện nay khoa học kỹ thuật cũng xác định được: Quỹ đạo và chu kỳ của Mặt Trăng và Quả đất mà dự đoán chính xác về Nhật thực và Nguyệt thực.
Lịch âm tính theo sự chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng. Đó là ngày mà Trái Đất và Mặt Trăng ở quỹ đạo vô hình, lặp đi lặp lại… từ cổ xưa đến nay, không hề thay đổi. Từ xưa đến nay con người đã theo quy luật của “Quỹ đạo vô hình” này mà dự đoán được Nhật thực, Nguyệt thực, sao Chổi khi nào, ở đâu thì “thấy nó”… Đến ngày mồng Một, hôm rằm, ngày Tết Nguyên đán, ngày Rằm tháng Bảy “xá tội vong nhân”, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo “chầu Trời”… đến ngày giỗ của người chết… Tháng sau – tháng trước, năm trước – năm sau… đến ngày đó thì Trái Đất – Mặt Trăng lặp lại.
Ngày 23 tháng Chạp theo cổ nhân là ngày “mở cổng trời” tức là thời điểm 3 hành tinh: Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất ở trên một quỹ đạo nào đó. Vậy câu hỏi đặt ra là chệch ngày đó thì cổng Trời có mở không. Ông Công, ông Táo nhà nào lên chệch ngày, thì cổng trời đóng, chưa mở. Vậy có vào được không? Không vào được thì sao tâu được với Ngọc Hoàng…? Điều này cũng tương tự như ở dương thế, giống như UBND phường chỉ cấp chứng nhận vào thứ 2, mà chủ nhật đã đến phường thì có được việc hay không?… Vì vậy, theo ông Thịnh, nên cúng đúng ngày tại nhà mình là tốt nhất.
Mâm cổ cúng ngày Táo quân
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay ông Trời), nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công.
Vị Táo Quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.
Người Việt chuẩn bị mâm cỗ cũng Táo quân khá cầy kỳ, bao giờ cũng có các món ăn và tiền vàng mã. Mâm cỗ cúng Táo quân trong truyền thống bao gồm rất nhiều món. Một mâm cỗ đầy đủ nhất thường có: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống), 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã.
Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để Ông Táo đi lên trời.