Qua phỏng vấn, Bác Nguyễn Văn Thưởng (57 tuổi) cho biết: “Quê chúng tôi là vùng cấy lúa nước, trước đây do canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên cho nên một năm chỉ cây được 2 vụ. Sau khi gặt vụ chiêm xong những thửa ruộng được cày bừa dầm để chuẩn bị cho cấy vụ mùa, giữ lại một mức nước sâu từ 10 đến 20cm. Đây là môi trường cho tôm tép cư trú, thích hợp nhất và cũng là đối tác cho người đánh nhủi hành nghề”.
Dụng cụ: Nhủi gồm 2 bộ phận: Thân nhủi và mền nhủi. Thân nhủi: được làm bằng đoạn tre tốt chẻ đôi không hết, banh ra thành hình tam giác cân, có cạnh đáy là lm, chiều cao là l,75m; cạnh đáy được làm thanh gỗ nhẹ mỏng, khoảng 3cm hình cạnh lác nhẵn nhụi gọi là lưỡi nhủi. Giữa hai cạnh của tam giác có một thanh tre nhỏ gắn vào như một đường trung bình của tam giác. Đây là chỗ cho người đánh nhủi cần thao tác nâng nhủi lên hay hạ nhủi xuống thuận tiện. Mền nhủi: là những thanh tre chuốt nhỏ như que tăm được liên kết thanh này cách thanh kia khóảng Imm. Chúng được liên kết vói nhau bằng một loại chỉ đặc biệt. Loại chỉ này là sợi của cây móc nhỏ như sợi tóc được bện lại với nhau, đường kính khoảng một ly. Đây là một sự ưu đãi của thiên nhiên vì loại chỉ này rất dai và rất chịu nước.
Mền nhủi rộng khoảng lm và dài 1,75x11 được gắn vào khung nhủi bằng loại chỉ buộc chắc chắn tạo ra một hình khôi dưới phẳng trên nhỏ dần lại thành nửa đường tròn.

Người đánh nhủi có thể đi lẻ một mình., cũng có thể đi thành 5 hay 3 người. Họ đặt nhủi xuông nước, lưỡi nhủi sát mặt đất và chạy rất nhanh cho tôm tép vào mền nhủi.
Cô Nguyễn Thị Hoa (52 tuổi) chia sẻ: “Cũng thật trớ trêu thay và vất vả thay vì mùa đông, càng rét thì hành nghề này càng nhiều tôm tép, bởi vì rét đến mức hạn chế việc bơi lội của tôm tép. Thật là ngỡ ngàng và cảm thương, khi mùa đông sáng ra sương mai còn mò mờ đã thấy tốp năm, tốp ba người mặc quần xà lỏn, quần áo đội trên đầu, chạy băng băng ruộng nước”.
Chạy một đoạn dài thì người đánh nhủi cất nhủi lên, tôm tép được gạt vào túi ở phần trên còn rác hoặc que, quẳng nhỏ thì hắt bỏ và tiếp tục phi vụ chạy. Cứ như vậy khi nào thật mệt và được nhiều tôm tép họ mới về hoặc ghé chợ bán lấy tiền chi dùng cho cuộc sống.
Bắt cá bằng lưới vét
Lướt vét được đan bằng chỉ sợi bông, đường kính chỉ từ 0,7 đến 1 ly, được đan theo hình mắt võng với mắt lưới khoảng 2,5 đến 3cm. Chiều rộng của lưới l,5m đến l,6m, chiều dài có thể dài từ 40 đến 50m.
Chiều rộng của lưới được chia thành 5 phân một, phần gấp lại khâu vào lưới tạo ra phần túi lưới, phần miệng túi được khâu vào một sợi dây gai có đường kính khoảng 3 đến 4mm. Mỗi khoang túi khoảng 50cm có kẹp 3 miếng chì, mỗi miếng nặng khoảng 7 đến kg. Phần trên của lưới được khâu 2 sợi dây gai, đường kính dây khoảng 5 đến 6mm, cứ khoảng lm trên 2 sợi dây gãi lại buộc vào một mảnh gỗ nhẹ nổi làm phao có chiều rộng khoảng 4cm dài 20cm dày l cm. Như vậy khi thả lưới xuống nước, phần chì nằm sát mặt đất còn phần phao thì nổi, lưới được căng ra như một hàng rào đứng trong nước.

Khi thả lưới thường từ 2 hay 4 người chia hai đầu căng lưới ra thành hàng thẳng, sau đó đi cong dần vào thành hình bán nguyệt và cuôì cùng thành vòng tròn khép kín, vòng tròn này được thu lại cho tới khi nhỏ nhất. Vậy là các chú cá bị bao vây khó có thể thoát, phần đa là chúng chui vào nằm trong các túi. Khi kéo lưới ở các ao hồ thì có khả năng kéo lưới vào bờ và lôi lưới lên để lấy cá, nhưng kéo lưới ở những vùng nước rộng thì người kéo lưới phải có cái giỏ nổi (thường gọi là cái vịt), người kéo lưới mò cá trong các túi lưới và thả cá vào giỏ cho cá sông. Nghề nào cũng có sự vất vả gian truân của nó, nghề này cũng thịnh hành vào mùa nước cạn (tức mùa rét), chính mùa rét nước can và đuc làm cho cá mắc lưới nhiều hơn. Hoàn cảnh nghèo mà sắm một bộ lưới vét thì cả là một vân đề trăn trỏ' vì một khoản tiền quá lớn, chính vì thế mà họ thường liên kết lại với nhau như hai ba anh em chung hay hai ba gia đình chung nhau sắm một cỗ lưới.
Khi đánh cá ở những cánh đồng sâu nước thường tới ngang ngực, mặc dù trời rét như cắt song những thanh niên trẻ họ vẫn cởi trần và lội nước đánh lưới, đây cũng là một nghề mưu sinh vô cùng vất vả. “Chính vì rét nên người làng tôi mới tìm đến miếng trầu cho ấm bụng, ăn nhiều thành quen, nghiện lúc nào không hay” Cô Hoa chia sẻ.
(Theo langvietonline.vn)