Kiên Giang phát triển nghề truyền thống cỏ bàng của đồng bào Khmer

11/11/2023 16:05

Theo dõi trên

Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Giang Thành tổ chức tập huấn cho 30 bà con đại điện hộ nông dân Khmer trên địa bàn huyện về phát triển nghề truyền thống cỏ bàng.

hinh-1-1699691874.jpg
Các đại biểu và nông dân chụp hình tại lễ khai giảng lớp tập huấn phát triển nghề truyền thống cỏ bàng tại huyện Giang Thành.

Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long có vị trí chiến lược quan trọng. Diện tích tự nhiên hơn 6.348km2, có đường biên giới trên bộ giáp Campuchia dài 49,6km, có vùng biển rộng hơn 63.000km2. Toàn tỉnh có 15 huyện, thành phố, gồm 15 đơn vị hành chính cấp huyện (12 huyện và 03 thành phố), 144 xã, phường, thị trấn, 950 ấp, khu phố. Có 49 xã được phân định khu vực thuộc vùng dân tộc thiểu số.

Là tỉnh có dân số 1.923.067 người, đứng thứ 11 so với các tỉnh, thành phố Việt Nam. Có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó nhiều nhất là đồng bào dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Dân số là người dân tộc thiểu số có 261.134 người, chiếm tỷ lệ 14,94%, (dân tộc Khmer có 230.500 người, chiếm 13,19%; người Hoa có 29.606 người, chiếm 1,69%; các dân tộc thiểu số khác 1.028 người, chiếm 0,06%). Đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Khmer) ở Kiên Giang chủ yếu cư trú ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo… Đây là địa bàn khó khăn, do đó Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, có các chính sách để phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.

Huyện Giang Thành và thành phố Hà Tiên là hai địa phương có đường biên giới trên bộ giáp Campuchia là 56,1km và bờ biển dài 26km giáp với Vương quốc Campuchia, có cửa khẩu quốc tế Hà Tiên. Đây là hai địa phương có nguồn lao động khá cao, theo báo cáo số liệu thông tin thứ cấp thì huyện Giang Thành có tỷ lệ lao động trong qua các năm trong toàn huyện là: Tổng dân số trong độ tuổi lao động năm 2020 là 19.340, tỷ lệ 66,2%; năm 2021 là 19.432, tỷ lệ 66,3%; năm 2022 là 19.519, tỷ lệ 66,5%. 

hinh-02-1699691943.jpg
Ông Huỳnh Trọng Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Giang Thành phát biểu tại lễ khai giảng lớp tập huấn.

Qua khảo sát cung cầu lao động năm 2022, số lao động có việc làm thường xuyên là 13.289 người, tỷ lệ 68% so với tổng số lao động. Trong đó lao động dân tộc Khmer có việc làm thường xuyên là 2.257 người, chiếm 57,8% so với tổng số lao động người dân tộc Khmer. Tỷ lệ lao động Khmer tham gia hoạt động lĩnh vực khác ngoài nông nghiệp gần 25%. Tỷ lệ lao động Khmer qua đào tạo tương đương 18%.

h4-1699692216.jpg
Ông Lâm Phước Hải - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang phát biểu tại lễ khai giảng lớp tập huấn.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, xác định một trong 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ đó là: công tác phát triển nguồn nhân lực được quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là lao động có chất lượng cao. Đồng thời, báo cáo Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; định hướng thực hiện chương trình giai đoạn 2021 - 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang số 128/BC-UBND, khẳng định: Vấn đề giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ trong góp phần đạt kết quả trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thế Hạnh
Bạn đang đọc bài viết "Kiên Giang phát triển nghề truyền thống cỏ bàng của đồng bào Khmer" tại chuyên mục Phương Nam. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.