Có 25 bản tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý về tài nguyên môi trường đã gửi đến hội thảo trong đó có những tham luận mang giá trị lý luận và thực tiễn như "Một số vấn đề lý luận thực tiễn và đề xuất phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam", của TS Lại Văn Mạnh, Trưởng ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường; tham luận "Hình thành và vận hành thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam những vấn đề đặt ra hiện nay" của TS Hà Công Tuấn - Chủ tịch Hội KH kinh tế nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam; tham luận "Cơ chế, chính sách chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam" của PGS-TS Nguyễn Bá Ngãi - Giảng viên trường Đại học Phenickaa…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS-TS Nguyễn Đình Thọ - Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường nêu lên tầm quan trọng của việc tổ chức Hội thảo khoa học: "Xây dựng, phát triển thị trường Carbon - Tạo động lực phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam" đồng thời nêu lên một số giải pháp, đề xuất cấp bách trong việc xây dựng, phát triển thị trường carbon - Tạo động lực phát triển nền kinh tế xanh ở Việt nam.
Trong tham luận Phát triển thị trường carbon và cơ chế quản lý, trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon ở nước ta của TS Phạm Tất Thắng, Viện trưởng - Tư vấn CN&ĐT Toàn cầu khẳng định: "Để đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, theo thỏa thuận Parits, carbon và các cơ chế quản lý, trao đổi bù trừ tín chỉ carbon, Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy đó. Vấn đề là cần chủ động xây dựng thị trường carbon một cách hiệu quả với cơ chế quản lý thích hợp".
Tham luận Để Việt Nam chủ động tham gia thị trường tín chỉ crbon của PGS.TS Đoàn Thế Hanh, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn CN&ĐT Toàn cầu đã đề cập: "Tín chỉ carbon không chỉ là biện pháp giảm thiểu lượng khí thải, hội nhập thị trường thế giới mà còn mang lại giá trị kinh tế đáng kể cho các chủ thể, cho quốc gia. Tại Việt Nam, việc phát triển thị trường tín chỉ carbon sẽ giúp nắm bắt những cơ hội trong lộ trình thực hiện cam kết giảm phát thải carbon".
Nêu các dạng thị trường trường carbon ở Việt Nam và đề xuất giải pháp tiềm năng, ông Tạ Đức Bình, Viện chính sách tài nguyên và môi trường cho rằng: "Biến đổi khí hậu đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, ảnh hưởn sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực từ kinh tế xã hội đến môi trường. Để hạn chế mức độ nóng lên toàn cầu ở mức 1,5độ C thế giới cần cắt giảm mạnh khí thải nhà kính. Trong bối cảnh đó thị trưởng carbon nổi lên như một công cụ kinh tế hiệu quả để hỗ trợ quá trình giảm thải và chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025. Việt Nam đang nỗ lực triển khai các chính sách và cơ chế thúc đẩy thị trường carbon nhằm đáp ứng yêu cầu bền vững và thực hiện trách nhiệm quốc tế".
Kết luận hội thảo PGS-TS Đoàn Thế Hanh, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn CN& ĐT Toàn cầu tóm lược lại những ý kiến tại Hội thảo và đưa ra những kiến nghị trong việc Xây dựng, phát triển thị trường Carbon -Tạo động lực phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời gian tới.