Hấp dẫn Lăng Cô

18/04/2015 15:46

Theo dõi trên

Địa danh "Lăng Cô" vốn là làng chài ở phía Nam đầm Lập An. Vì lúc trước ở Lăng Cô có nhiều đàn cò, nên được người Pháp gọi chệch là “Làng Cò”, sau đó được dân địa phương đọc lại là Lăng Cô.



Lăng Cô đượng bình chọn là bải biển đẹp nhất thế giới

Lăng Cô là một thị trấn của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nằm dưới chân đèo Hải Vân và nằm cách TP Huế 70km về hướng Nam. Đây là một trong những bãi biển được bình chọn là đẹp nhất thế giới, có bãi cát dài đẹp, cũng như có nhiều khu nghỉ mát lý tưởng.

Bãi biển Lăng Cô là một danh lam thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên - Huế, cùng với cụm Hải Vân - Non Nước được đưa vào danh sách các khu du lịch quốc gia Việt Nam.

Bãi biển Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam - với bãi cát trắng dài tới hơn 10km, làn nước biển trong xanh bao la tuyệt đẹp, bên cạnh đó là những cánh rừng nhiệt đới thuộc dãy Bạch Mã rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn (800 ha) đầy huyền bí.  

 


Dãy núi Bạch Mã và đầm Lập An

Người dân ở đây thường nói: "Lên non gặp Người Hùng Bạch Mã, xuống biển gặp Người Đẹp Lăng Cô".

Thị trấn Lăng Cô có vị trí địa lý nằm giữa 3 trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thế giới là: Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An và Khu Thánh địa Mỹ Sơn với bán kính là 70km, tạo thành quần thể du lịch có thể thu hút khách tham quan, giải tỏa áp lực những thời điểm 2 đầu trung tâm du lịch Huế - Hội An trở nên đông khách.

Ngày 6 tháng 6 năm 2009, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức đón nhận danh hiệu "Lăng Cô - vịnh đẹp thế giới" do Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn. Hiện nay, thị trấn Lăng Cô được định hướng phát triển gắn kết lâu dài với cảng nước sâu, khu công nghiệp và thương mại quốc tế Chân Mây, đô thị Chân Mây, bảo đảm cân bằng toàn diện các chức năng nghỉ ngơi, sinh sống và làm việc của một đô thị lớn.
 
Huyền Trang

Bạn đang đọc bài viết "Hấp dẫn Lăng Cô" tại chuyên mục Phương Nam. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.