Giỗ tổ nghề yến là lễ hội dân gian có từ lâu đời ở Hội An nhằm tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác yến sào. Những năm gần đây, giỗ tổ nghề yến cũng là lễ cầu an đầu năm của dân làng Bãi Hương cầu mong mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, cuộc sống ấm no sung túc; đồng thời nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng biển đảo.
Lễ giỗ tổ nghề yến được tổ chức tại ngôi miếu tổ nghề (thôn Bãi Hương, xã Tân Hiệp)
Giỗ tổ nghề yến là lễ hội dân gian có từ lâu đời ở Hội An nhằm tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào.
Lễ tế tổ nghề.
"Đây cũng là dịp để anh em trong nghề nhớ về nghề yến sào và tri ân các bậc tiền bối, ngoài ra còn là cơ hội để những người trong nghề nuôi và khai thác yến sào trên khắp cả nước có dịp giao lưu trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau phát triển nghề vững chắc và phát triển hơn", ông Sỹ cho hay.
Các thành viên Hiệp hội yến sào Việt Nam, Chi Hội nghề yến Việt Nam và toàn thể những người nuôi yến trên toàn quốc về tham dự lễ giỗ tổ nghề yến sào Cù Lao Chàm.
Trước đây thành phố đã xây dựng một tour tham quan các hang yến. Tuy nhiên, các hang yến đều nằm ở địa thế rất khó tiếp cận nên dần dần vấn đề tham quan các hang yến chững lại.
"Du khách hiện nay thường hay đến Cù Lao Chàm tham quan miếu tổ nghề yến. Bởi vì đây là một di tích cấp quốc gia, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng. Hàng năm có những tế lễ như thế này cũng đã thu hút rất nhiều du khách tham quan khi đến đảo Cù Lao Chàm", ông Hưng cho biết.
Du khách hiện nay thường hay đến Cù Lao Chàm tham quan miếu tổ nghề yến.
"Hiện nguyên nhân chủ yếu thì vẫn chưa tìm được, nhưng có một số người cho rằng hiện nay vấn đề nuôi yến trong đất liền phát triển nên có sự phân tán đàn yến tự nhiên. Tuy nhiên đó mới chỉ là giả thiết thôi, chứ còn phải tiếp tục nghiên cứu thêm", ông Hưng cho biết thêm.
Theo Tổ Quốc