
Hải Vân Quan “trơ gan cùng tuế nguyệt” trên đỉnh đèo Hải Vân - Ảnh: TTVH
Hải Vân quan là cửa ải quan trọng nằm trên một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển, là ranh giới địa lí của Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, Hải Vân là đường đèo dài nhất và độ dốc cao nhất ở Việt Nam, nơi cao nhất của đèo là “Hải Vân Quan” cao 496m so với mực nước biển.
Cửa ải Hải Vân được xây dựng vào thời nhà Trần, trùng tu vào năm 1926 thời vua Minh Mạng (nhà Nguyễn). Hải Vân Quan được xây bằng gạch đỏ, cao khoảng 6m, bên dưới có vòm cổng lớn, bên trên là một tầng riêng có cửa sổ để quan sát, khi xưa ai qua cửa này phải trình giấy tờ… Hệ thống phòng thủ quân sự này có nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công… được xây với bờ tường dày, rất kiến cố. Cũng chính vì địa thế hiểm trở vì vậy Hải Vân từ trước nay luôn là nơi các nhà quân sự luôn muốn chiếm lĩnh, Việt Nam trong thời kì chống Pháp và chống Mỹ đều ở nơi đây triển khai những trận đấu ác liệt.
“Phủ biên tạp lục” của Lê Qúy Đôn đã từng viết: Hải Vân chân là biển, đỉnh giáp mây, là ranh giới của 2 vùng Huế và Quảng Nam. 6 thế kỉ trước, vùng đất này thuộc châu Ô và châu Rí của vương quốc Champa, sau đó bị vua Chế Mân cắt ra để làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân nhà Trần. Lê Thánh Tôn là vị vua đầu tiên dặt chân đến nơi đây (năm 1741). Từ đỉnh núi cao cao nhìn về phía xa nhìn thấy những vùng đồng bằng phì nhiêu, giang sơn hung vĩ, vị minh quân này đã tôn nơi đây thành “Thiên hạ đệ nhất hung quan”. Hiện nay, trên Hải Vân quan vẫn còn lưu lại tấm bia khắc 6 chữ vàng từ thời Minh Mạng.
Kể từ khi có hầm đèo Hải Vân (năm 2000) thông xe thì không mấy ai qua đèo nữa, di tích càng trở nên vắng vẻ, ảm đạm. Hải Vân quan chỉ là dấu xưa huy hoàng trong quá khứ và hiện nay còn lại là cụm phế tích đổ nát “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Sáu chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” cũng dần mờ theo năm tháng. Cổng Hải Vân Quan chi chít những lỗ hỏng từ những viên đá ốp trong, treo lơ lửng trên cao và có thể rơi bất cứ lúc nào, nhiều lô cốt cùng những lỗ châu mai quân sự Pháp sụp bể, nắp nằm nghiêng ngả, bám nhiều cỏ lau, cây hoang dại. Trụ sở để trông coi Hải Vân Quan cũng bị bỏ hoang không có người ở.
Tuy không phải là tuyến đường giao thông chính nhưng hiện nay Hải Vân quan đón hàng trăm lượt khách tới tham quan, ngắm cảnh, trong đó có cả khách du lịch quốc tế. Do không được quản lý nên nơi đây không có nhà vệ sinh công cộng, không có biển báo bảo vệ di sản hoặc được nhắc nhở nên du khách leo trèo, xả rác bừa bãi…khiến di tích càng trở nên hoang phế.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng di tích bị bỏ bê và không ai chịu trách nhiệm quản lý là bởi cụm kiến trúc Hải Vân quan nằm ở vùng giáp ranh địa phận 2 tỉnh, bị tranh chấp dai dẳng giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng từ nhiều năm nay. Nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời, Hải Vân Quan sẽ đứng trước nguy cơ bị xóa sổ trong nay mai.
Theo Di Sản Xanh