Một trong những đặc sản nổi tiếng không thể thiếu trong mâm cỗ Tết ở miền Tây đó là lạp xưởng trâu, bò gác bếp. Những miếng lạp xưởng bò làm thủ công thành từng khoanh nhỏ, chắc, nhiều thịt, có vị chua đặc trưng của miền Tây - Ảnh: Dacsanmientay.
Khác hẳn với các vùng miền khác, mâm cổ Tết ở miền Tây không thể thiếu các loại khô cá như khô cá tra, cá quả, cá lóc Biển Hồ... Những đặc sản này thường được làm món nhậu nhâm nhi trong ngày Tết - Ảnh: Dacsanmientay.
Các loại mắm cũng không thể thiếu. Bởi thói quen của người dân miền Tây khi chế biến các món nấu lẩu, kho hay chấm các loại thịt đều sử dụng mắm. Nổi tiếng nhất ở miền Tây là mắm Gò Công và mắm Châu Đốc - Ảnh: Dacsanmientay.
Mắm còng lột dùng chấm thịt lợn luộc cuốn rau sống cũng rất được ưa chuộng. Ảnh: Tourdulichmientay.
Khô nhái trở thành món nhậu đặc trưng ở đây. Nó còn được chế biến thành nhiều món cực ngon để cúng gia tiên trong ngày Tết - Ảnh: Tourdulichmientay.
Khô nhái An Giang là 1 trong những món nhậu thuần chất miệt vườn với cách sơ chế khá công phu - Ảnh: Tourdulichmientay.
Củ kiệu tôm khô tuy rất bình dị nhưng là món ăn không thể thiếu, luôn xuất hiện trên mâm cỗ ngày tết - Ảnh: Agiadinh.
Chả gà rút xương đặc sản Tiền Giang cực kỳ ngon & đặc sắc - Ảnh: Agiadinh.
Gà nguyên con rút sạch xương, nhồi với thịt heo, mộc nhĩ, trứng muối và các loại gia vị rồi đem hấp cách thủy. Sau khi chín cho vào tủ lạnh bảo quản để ăn dần - Ảnh: Agiadinh.
Chả hoa Năm Thụy nổi tiếng ở Trà Vinh. Món chả này có ba loại khác nhau như chả hình con cá, chả pate cuộn trứng và chả hoa. Nguyên liệu bên trong món ăn này gồm có trứng muối, nấm mèo, chả lụa, pate, rau củ… Ảnh: Agiadinh.
Mứt chuối phồng là một trong những đặc sản miền Tây được ưa thích vào ngày Tết.