2. Vào tháng 9 hàng năm, khi mùa nước nổi tràn về mang theo lượng lớn tôm cá, trong đó có các loài ốc (thức ăn chính của cò ốc) thì cò ốc cũng vào mùa sinh sản. Ảnh: Cò ốc tha các nhánh cây về làm tổ.
3. Mùa giao phối.
4. Chiếm diện tích khoảng 20ha rừng tràm, cò ốc có số lượng nhiều nhất với hàng chục ngàn con so với các loài chim khác. Ảnh: Một gia đình cò ốc
5. Để bảo vệ hệ sinh thái nói chung, các loài chim nói riêng trong đó có cò ốc, Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng thường xuyên phân công lực lượng tuần tra canh gác 24/24.
6. Đưa các chim con về tổ mỗi khi chim con bị rơi xuống đất do giông lốc, mưa bão.
7. Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng cũng thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền để người dân xung quanh nâng cao ý thức trong việc bảo vệ động vật hoang dã và phòng, chống cháy rừng. Ảnh: Cò ốc ngày càng trở nên thân thiện với đồng ruộng của nông dân.
(Theo Báo Đồng Tháp)