
Không còn những mái nhà lá, những mảnh đời nghèo đói mà bây giờ là những chàng trai, cô gái dập dìu đi chợ, đi học, đi làm, những chiếc xe hơi bóng nhoáng, sang trọng đi lại gây chật chội cả những đoạn đường. Không còn những chiếc khăn xếp, áo dài the, những chiếc khăn mỏ quạ, những chiếc nón lá của một thời xa vắng... Nhưng vẫn còn đó Cây đa đầu làng vẫn sừng sững đứng đó toả bóng mát cho làng, như chứng nhân của bao đổi thay, nơi ngày trước chúng tôi hay đánh bi, đánh đáo dưới gốc cây. Cái giếng nước trong vắt ngày xưa chúng tôi thường vốc nước uống sau mỗi trận đá bóng về, nay đã được xây lại, bao tròn một vùng đất, vẫn có thể soi bóng cho ai lúc trưa hè.
Khi cả chiếc tiểu vừa được lộ ra thì bỗng một con rắn xanh, có khoang đen, to, dài phóng ra rất nhanh từ phía chiếc tiểu của cụ. Phụ nữ thì hét ầm lên, đàn ông thì vội lấy xẻng, cuốc, thuổng đập chết con rắn. Có người nói đó là rắn thần gác mộ cho cụ đấy. Vậy mà sau đó, không thấy xác con rắn đâu nữa. Con bướm cũng bay đi từ lúc nào. Cụ có bà con dâu là vợ cụ Phạm Hồ, thân sinh cụ Hải, được Vua Bảo Đại tặng Khánh “Tiết hạnh khả phong“ năm 1936.
Nằm trong khu mộ gia đình, tôi nhìn thấy mộ cụ Phạm Học Hải, người từng nổi tiếng học rất giỏi. Cụ sinh ra ở làng Vẽ, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội, từng học trường Bưởi, sau đó, tốt nghiệp Đại học Luật Đông Dương khoá một và là Luật sư. Trong kháng chiến chống Pháp, cụ từng là Giám đốc Tư pháp ở Việt Bắc, người đã từng xử vụ án nổi tiếng của ngành Tư pháp: Vụ ông Đại tá Trần Dụ Châu. Về Hà Nội, cụ tiếp tục làm Chánh án Toà án Hà Nội, sau làm Phó Chánh án Toà án Phúc Thẩm tối cao Việt Nam. Cụ là Luật sư, nhưng rất yêu Văn học. Được nghe kể, cụ thuộc và hiểu tường tận các tác phẩm Thơ Đường. Cụ yêu thích các tác phẩm Văn học Trung đại Việt Nam, yêu thích thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh... và giỏi tiếng Pháp, tiếng Trung. Đặc biệt, cụ đã dịch tập 4 của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng 10 tập Jean Christophe của Romain Rolland. Sau khi nghỉ hưu, cụ còn được Trường Đại học Ngoại thương, Đại học Luật ở Hà Nội mời làm giảng viên thỉnh giảng bộ môn tiếng Pháp.
Là luật sư, cụ cũng là nhà sư phạm, cụ bà lại mất sớm khi cô út thứ 10 mới 9 tuổi, một mình vất vả, hi sinh, lo toan, thân gà trống lặn lội nuôi mười người con, nhưng cụ vẫn luôn dạy các con các cháu phải sống trung thực, liêm khiết, hết lòng vì công việc, gương mẫu trong cuộc sống, yêu quý và tôn trọng con người đời năm 94 tuổi. Các con, cháu chắt cụ đều là những người nổi tiếng.
Những ngày ở Hà Nội, tôi ở một khách sạn nằm ngay bên bờ hồ Gươm nên có dịp đi dạo quanh. Hồ Gươm vẫn thế, tuyệt đẹp với những hàng liễu mướt xanh, thướt tha, nghiêng nghiêng xoà bóng bên hồ như ngắm nhìn làn nước hồ Gươm dịu dàng trôi, như để tưởng nhớ đức Vua Lê ngày nào đã trả Gươm báu tại nơi đây; lại như nhớ những chiếc xe đạp mà các chàng học sinh trường Chu Văn An, trường Nguyễn Trãi ngày nào, cứ tan học lại phóng vèo xuống đây, dựng xe đạp vào gốc cây, rồi đứng chờ các nữ sinh Trưng Vương tan học. Các nàng đạp xe làm những tà áo dài làm tung bay như những cánh bướm bên hồ Gươm, khiến bao chàng đắm say, ngất ngây, mong chờ ánh mắt ai, vô tình hay lơ đãng.
Tôi đã được chiêm ngưỡng nhiều cảnh hồ đẹp như hồ Geneve ở Thuỵ Sĩ, hồ Đenkho ở Thuỵ Điển, hồ Baika của Nga... các hồ đều mĩ lệ vô cùng, nhưng sao cứ thấy hồ Gươm ở Hà Nội vẫn là đẹp nhất. Phải chăng vốn là người Hà Nội, tình yêu Hà Nội đã chảy trong huyết mạch của tôi? Hà Nội bây giờ phát triển nhanh quá, đẹp, hiện đại, bừng sáng với những toà nhà cao tầng, những biệt thự nguy nga, tráng lệ, những khách sạn 5 sao, những đường phố rộng, dài, những hàng cây cổ thụ cao ngất toả bóng, những chiếc ô tô tráng lệ chạy vút trên đường phố.
Những người đi đường với vẻ mặt hân hoan, mang những bộ quần áo đa phần là hàng hiệu, các cháu nhỏ với quần áo đồng phục tíu tít đến trường như những chú chim nhỏ. Hả Nội rực rỡ quá, có thể sánh với Paris, Belin,...
Tranh thủ, tôi cùng một người bạn vòng thăm các anh, chị con cụ Hải. Trưởng nữ của cụ, bà Phạm Thị Chi sinh, năm 1919, từng là Trưởng phòng Tài vụ của Bộ Nông Nghiệp & PTNT, tiếc là bà đã mất cách đây mấy năm. Tôi ngạc nhiên thấy chồng bà đã 100 tuổi mà giọng nói vẫn sang sảng, vẫn sáng tác nhạc và hát nữa mới giỏi. Được biết ông nguyên là Trưởng phòng Bảo vệ Thực vật, cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp cũ. Các con ông, bà đều trưởng thành và có con cả. Con trai lớn ông bà đã hơn 70 tuổi, nguyên là cán bộ phòng phát thanh, đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, một con gái đã tốt nghiệp Dược sĩ ở Rumanie, chồng nguyên là Giám đốc Xí nghiệp Da giầy Thuỵ Khuê, sau là Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Công thương. Một con gái khác của ông bà nguyên là chủ nhiệm Khoa Châm cứu ở BV Đông Y Nguyễn Bỉnh Khiêm...
Tôi lại tiếp tục rong ruổi trên con đường Cố Ngự, ngồi nhâm nhi tách Capuchino bên hồ, ngắm nhìn những cánh chim chiều chấp chới bay về tổ khi chiều buông, ngắm mặt trời lặn tuyệt đẹp bên bờ Hồ Tây và thưởng thức món Bánh Tôm Hồ Tây nổi tiếng, rồi qua khu Lăng Bác Hồ uy nghi, sang, đẹp.
Tôi đã gặp con trưởng ông Nhạc, người từng tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội, đã đi bộ đội 04 năm, rồi về làm ở Viện trang thiết bị Y tế. Sau đó, anh làm việc cho công ty của Nhật Bản, một công ty chuyên buôn bán máy móc, thiết bị Y tế của Nhật, chuyên cung cấp các thiết bị y tế hiện đại cho các bệnh viện trong cả nước. Hiện, anh đã trang bị một thang truyền ghế thang máy (StarLift) cho mẹ, người bị viêm xương rất nặng, để bà ngồi di chuyển từ trên gác hai xuống nhà. Anh thứ hai của ông Nhạc nguyên là Giảng viên khoa Địa chất - Công trình trường ĐH Mỏ - địa chất...
Đang rong ruổi trên đường về khách sạn, tôi gặp anh Đồng, cháu đích tôn của cụ Hải, cháu nói là vừa đến thăm nhà ông bà ngoại ở phố Hàng Bè. Nghe nói, bà ngoại anh vốn là dân làng Vẽ, thuộc gia tộc họ Hoàng Tích, một gia tộc lớn và thành đạt. Cụ từng là nữ sinh trường Nữ học Đồng Khánh thời Pháp (nay là trường Trưng Vương). Sau đó, anh kéo tôi vào khách sạn Metropol uống Cafe - Trứng, ăn bánh Gato Pháp. Quả là không vào đây cũng tiếc, đẹp, quý phái, sang trọng, thanh lịch, như một khách sạn 5 sao ở Mỹ. Hai chú cháu vừa nhâm nhi tách Cafe - Trứng nóng hổi, thơm phức, đậm đà, bùi, ngậy. Vừa nói chuyện về gia đình cháu. Bố anh là ông Phạm Như Mai, cũng từng đi bộ đội những năm chống Pháp, Học Ts Hoá tại Rumani, làm ở Uỷ ban Khoa học kỹ thuật tới lúc nghỉ hưu và mất năm 1997.
Theo cháu Đồng kể thì cháu cũng từng trải qua một thời gian rất lận đận. Sau khi tốt nghiệp ĐH Bách khoa HN, cháu cùng Bố, mẹ vào TPHCM, cũng vất vả mấy năm lập nghệp. Do một cơ duyên, anh chuyển sang làm việc ở lĩnh vực Y tế và thành công trong lĩnh vực này. Cháu là Th.sĩ từng tu nghiệp ở Úc, là TGĐ Cty Sơn chất dẻo - Tập đàn Hoá chất và năm 2001 đã tham gia sáng lập hệ thống Bv SG ITO rồi làm Chủ tịch HĐQT - từ năm 2006 - nay. Hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội BV tư nhân Việt Nam! Các BV của cháu đều sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, chữa bệnh không chỉ cho bà con ở TPHCM mà còn cho các bệnh nhân ở các khu vực, các tỉnh lân cận, nhất là trong dịp dịch Covid và bão lũ ở các tỉnh miền Trung vừa qua.
Mẹ cháu từng là người đẹp Phố Cổ ngày xưa, mà một thời các anh học Chu Văn An và Nguyễn Trãi gọi là "Người đẹp Hồ Gươm" từng làm ở viện Hoá TPHCM, nay đã nghỉ hưu.
Do được giới thiệu, tôi đến thăm gia đình bà Diệp, con thứ tư của cụ Hải. Được biết bà nguyên là trưởng phòng Thư viện của BV Việt Đức, chồng bà là GS-BS Nguyễn Xuân Ti, nguyên là chuyên gia về Tim - Lồng ngực, người từng làm Trưởng ban Y tế của Bộ Tư lệnh QĐND, phụ trách Quân Y Sư đoàn 306, Chủ nhiệm khoa Ngoại của BVQĐ 108, khoa 1B và khoa Tim - Lồng ngực Bệnh viện Việt Đức, người mà mấy anh em chúng tô ở nước ngoài làm ngành Y luôn ngưỡng mộ, coi là "Bàn tay vàng". Cả hai ông bà đã mất. Họ có người con trai lớn, tốt nghiệp rồi làm việc ở Đức, một cháu gái tốt nghiệp ĐH ở Bulgarie, cháu là một doanh nhân trẻ cực kì năng động, hiện ở TP Hồ Chí Minh. Cháu có một cháu trai tốt nghiệp BS chuyên khoa mắt ở Pháp và đang mở BV riêng ở TP Hồ Chí Minh, một con trai nữa của ông bà dậy Lý ở ĐH Mỏ và một cháu trai, cháu gái đang kinh doanh ở Tp. Hồ Chí Minh.
Trở về khách sạn, tôi đang đứng ngắm cầu Thê Húc và xem ông Đồ viết chữ bên ven hồ, chợt nhận được điện thoại của người bạn, rủ đến chơi nhà bà Hương, con út cụ Hải. Bà mời chúng tôi đến ăn cơm, nhân dịp vợ chồng ông Hinh ở Biên Hoà và bà Mai ở TP. Hồ Chí Minh mới ra.
Gặp bà Mai, mới biết bà từng tốt nghiệp TS ở Liên Xô cũ, nguyên là PGS-TS - Chủ nhiệm Bộ môn Sinh - Hoá của trường ĐH Y thành phố Hồ Chí Minh. Chồng bà, TS-BS Lê Văn Tố, từng tốt nghiệp TS ở Liên Xô cũ, là chuyên gia về Xương - Khớp ở TPHCM. Năm 2005, hai ông bà có mở bệnh viện riêng ở TPHCM, BV STO Phương Đông - một BV lớn ở TPHCM chuyên về Ngoại khoa và Chấn thương - Chỉnh hình. Ông Tố là Giám đốc Bệnh viện của ông bà có một đội ngũ BS rất giỏi. Tôi được nghe, ông Tố đã từng mổ từ thiện cho rất nhiều người nghèo và trẻ em khuyết tật (có tới vài chục ngàn người) trên khắp đất nước, đặc biệt ở tỉnh Ninh Bình, quê hương ông.
Con trai ông bà tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội, hiện đang làm giám đốc một cảng biển ở Canada và một con gái đang làm việc tại TPHCM. Gặp vợ chồng ông Hinh, tôi được biết là ông đã đi bộ đội từ những năm 1963, đã chiến đấu ở rất nhiều mặt trận, lâu nhất là ở Campuchia, nơi chiến tranh cực kì khốc liệt. Ông trở về với quân hàm Trung tá và rất nhiều Huân chương. Vợ ông, nguyên là GV dạy Hoá trường THPT ở thành phố Biên Hoà. Con lớn ông cũng tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội, cháu cũng mở công ty thương mại, liên doanh với Nhật, chuyên buôn bán máy móc chuyên dụng cho ngành Y.
Người con gái út của cụ là bà Phạm Lan Hương người phụ nữ xinh đẹp, đảm đang, tháo vát, xởi lởi. Bà là Thạc sỹ, nguyên là Giảng viên trường ĐH Thái Nguyên, sau đó về Ban biên soạn Sách của Bộ GD&ĐT, rồi làm Viện sĩ viện Hàn lâm KHGDVN. Chồng bà, ông Trần Anh Dũng, TS Hoá, nguyên là Giảng viên ĐH Thái Nguyên, sau làm chuyên viên của Vụ Khoa học - Công nghệ của Bộ GD&ĐT. Sau đó sang làm Bí thư thứ nhất đại Sứ quán Việt Nam tại Đức, chuyên phụ trách khối nghiên cứu sinh. Con gái và con rể của ông bà làm Trưởng phòng Thuế của quận Hà Đông và quận Đống Đa. Con trai ông bà hiện là kĩ sư, đang làm việc cho một công ty nước ngoài. Bây giờ nhà bà trở thành một Literatur Bureau, nơi tụ tập cho những người đi xa về và mỗi khi gia đình có việc lớp.
Theo đề nghị của các anh, chị, chúng tôi sẽ cùng bà Hương, bà Mai và bà Thanh xuống Quảng Ninh chơi rồi vào thăm bà Phượng. Chị em chúng tôi thuê một chiếc tàu nhỏ đi vòng quanh Vịnh Hạ Long đẹp mê hồn, như một huyền thoại, với những ngọn núi nhỏ đứng lô xô trên mặt biển xanh mướt màu cô ban, như những người lính gác biển và như những hướng dẫn viên du lịch đón chào du khách thập phương, cùng những hang động có tự bao đời. Nơi đây quả xứng đáng với sự tôn vinh của UNESCO, xứng đáng là kì quan thế giới. Đến chị Phượng, được chị và các cháu chào đón nồng nhiệt với nồi lẩu cá to bự mà con dâu chị mua về. Con cá Song nặng tới 04kg. Vừa ăn uống, vừa chuyện trò thật rôm rả, bởi những kỉ niệm vui vẻ các cụ, về các con chị Hải ngày bé. Bà Phượng là cô gái xinh nhất, con cụ Hải, bà theo chồng xuống đất mỏ, nguyên bà là cán bộ Sở Thương nghiệp tỉnh Quảng Ninh. Chồng bà là ông Ngô Đình Tuyển, nguyên Chánh an Tòa án Cẩm Phả, sau chuyển sang làm phó GĐ Sở Tư pháp, tỉnh Quảng Ninh. Con trưởng chị là Ngô Thế Quang nguyên vụ trưởng vụ chính sách của Tổng cục thuế - Bộ tài chính, cháu còn là thành viên ban soạn thảo pháp luật về thuế của cả nước. Cháu út hiện nay là phó giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, các cháu khác đều thành đạt.