
Gốc cây sâm cau được đào từ rừng về
Theo đó, ông Đinh Văn Quang, người Ca Dong, xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, trong lúc đi đào cây sâm cau về trồng vào trưa ngày 21/9 thì phát hiện một gốc cây sâm cau rất lớn, đường kính khoảng 10cm, gốc cây sâm cau nặng gần 5kg. “Khi đào được gốc sâm cau tôi liền kiểm tra củ sâm dưới gốc, nhưng thật không may vì nhiều người trước đó đã đào quanh gốc cây sâm cau để lấy củ sâm đi bán, tôi chỉ mang được gốc cây sâm về trồng lại”, ông Quang cho biết.
Ông Trần Quý, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết thêm, rất nhiều người đi rừng để tìm sâm cau về bán cho thương lái. Tại huyện Sơn Tây một người dân đang sở hữu một cây sâm cau cao nhất vùng núi này và được trồng từ hàng chục năm trước.

Cây sâm cau cao gần 5m ở huyện Sơn Tây
Ông Đinh Minh Chiều ở thôn Huy Em, xã Sơn Mùa cũng đang sở hữu cây sâm cau cao gần 5m, đường kính gốc sâm cau gần 10cm. Cây sâm cau 1 gốc, chia làm 2 cây mẹ và cách đây vài năm đã “đẻ gốc” làm 2 cây con. Hiện nay, sâm cau đang ra hoa màu trắng nhỏ li ti ở phía ngọn. Ông Chiều cho biết: “Hồi tôi 10 tuổi thì theo cha đi phát rẫy trồng rừng, lúc đó, tôi thấy một loài cây rất đẹp nên mang về trồng. Khi tôi biết đó là cây sâm cau thì quý lắm, rồi trồng mãi đến bây giờ. Hiện nay, đã trồng hơn 25 năm tuổi”.