Tạm biệt Long, chiến binh nhỏ kiên cường!
Giờ thì Long chiến binh nhỏ kiên cường đã trở thành thiên thần bay đến một nơi xinh đẹp không còn đau đớn rồi. Anh chị Nụ Cười nghĩ, ở nơi đó Long sẽ lại phát hiện ra một điều thật thú vị, khi thấy mình đủ đầy tóc tai thật đẹp trai, và đôi tay sẽ bụ bẫm tròn đầy chứ không còn nhỏ xíu nữa.
Những ngôi nhà xiêu vẹo cùng nỗi niềm cuộc sống cơ cực bên trong
Trung tuần tháng 6, tôi có dịp ghé thăm vài người bạn ở huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Trên đường đi, bắt gặp nhiều ngôi nhà lụp xụp, xiêu vẹo, trống trước, hở sau. Nhìn cảnh ấy, tôi lại chạnh lòng...
“Vua đồ cổ” ở Mũi Né
Sở hữu cả một “gia tài” khổng lồ nhưng ông Ẩn chưa bao giờ nỡ lòng bán đi một món đồ cổ nào. Với ông, mỗi hiện vật đều chứa đựng một linh hồn, giá trị văn hóa, lịch sử riêng, ông không muốn những đứa con tinh thần của mình trở thành hàng hóa mua bán.
Tiếng rao đàn của nghệ nhân mù
Sinh ra và lớn lên ở Cần Đước, tỉnh Long An cái nôi của đờn ca tài tử nên tình yêu dành cho lời ca, tiếng đờn dường như thấm sâu vào máu của nghệ nhân Trần Ngọc Nương. Dù đôi mắt không còn nhìn thấy ánh sáng nhưng ông là thầy đờn có tiếng ở thị trấn Cần Đước.
Gian nan nghề chụp ảnh trẻ em
Nghề chụp ảnh vốn là một nghề gai góc, đòi hỏi tính nghệ thuật cao. Chụp một bức ảnh ưng ý khách hàng luôn là thử thách không hề nhỏ với nhiếp ảnh gia. Nhưng trên hết, bắt được khoảnh khắc tuyệt hảo của những đứa trẻ để cho ra một bức hình làm hài lòng bố mẹ chúng lại càng khó khăn gấp vạn.
Chàng trai không họ tên lênh đênh trong biển đời
Trong cuộc sống, có không ít đứa trẻ vừa ra đời đã có hoàn éo le, có người sinh ra đã không có gia đình, không có người thân. Nhưng đến cả họ, tên cũng không có, thì thật buồn biết mấy.
Làng nghề bánh chưng Bờ Đậu
Làng nghề bánh chưng Bờ Đậu thuộc xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ra đời đã gần 60 năm. Đây là một trong năm làng nghề bánh chưng nổi tiếng nhất khu vực miền Bắc.Sản phẩm bánh chưng Bờ Đậu không chỉ là nét riêng của tỉnh Thái Nguyên, mà còn được nhiều người trong và ngoài nước biết đến.
Bố chết, mẹ mất tích tại Trung Quốc, 2 đứa con nguy cơ bỏ học
Do nghèo khó, hai vợ chồng bỏ lại con thơ cho mẹ già, liều lĩnh vượt biên trái phép sang xứ người làm thuê. Chưa tròn năm thì chồng đột tử xác vẫn nằm lạnh lẽo ở xứ người. Vợ bị bắt không biết ở nhà giam nào. Các con thơ và người mẹ già đang rơi vào hoàn cảnh vô cùng thương tâm và quẫn bách.
Chi hội Nhà báo Văn hiến Việt Nam: Nâng cao chất lượng hội viên
Sáng nay 18/6, tại Hà Nội, Chi hội nhà báo Tạp chí Văn hiến Việt Nam đã tổ chức gặp mặt nhân dịp kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Nhà báo Hoàng Mai, Chi hội trưởng, đã báo cáo về hoạt động của Chi hội năm qua và phương hướng hoạt động thời gian tới.
Mẫu Sơn một thoáng chênh chao
Mỗi lần nhắc đến Mẫu Sơn là người ta thường nghĩ đến một đỉnh núi có tuyết rơi thuộc vào loại đẹp nhất trên đất Việt. Nghe kể, cứ mỗi lần có tuyết, người khắp nơi lại nô nức đổ về để nhìn băng, ngắm tuyết phủ đầy trên những cành cây, mái nhà hay trên khắp mọi ngả đường, triền núi khiến cho giao thông lên đỉnh Mẫu Sơn bị tắc nghẽn, tê liệt hàng nhiều giờ đồng hồ.
Tọa đàm “Tranh sơn mài: Chất liệu và nghệ thuật"
Sáng 13/6, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Goethe Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Tranh sơn mài: Chất liệu và nghệ thuật”.
Người “thổi hồn” vào gỗ, đá
Đó là câu chuyện về nghệ nhân Nguyễn Tấn Công, ngụ tại thị trấn Di Linh, huyện Di Linh (Lâm Đồng)...
Nơi người dân sống bằng... dao búa
Làng nghề Phúc Sen đã có cách đây hơn 200 năm, thuộc huyện Quảng Uyên (Cao Bằng). Nằm trên cung đường lữ hành nối liền TP Cao Bằng với thác Bản Giốc, làng nghề Phúc Sen đã tận dụng được lợi thế để trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách tứ phương.
18 năm với văn hóa dân tộc
Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, vừa tổ chức lễ Kỷ niệm 18 năm thành lập (11/6/2018). Giáo sư Hoàng Chương - Tổng Giám đốc, người “cầm lái” Trung tâm trong suốt 18 năm qua đã cùng Trung tâm có nhiều cống hiến cho văn hóa, nghệ thuật dân tộc. Trân trọng giới thiệu bài viết của GS Hoàng Chương.