Phú Yên: Trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử địa đạo Gò Thì Thùng
Trong năm 2015, Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên sẽ triển khai trùng tu, tôn tạo địa đạo Gò Thì Thùng với kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.
Đền Kiếp Bạc, mảnh đất “dĩ thiên vô cực”
Phong cảnh hữu tình của Kiếp Bạc cũng làm say đắm bao du khách đến đây. Đi thuyền trên sông Phả Lại sẽ được ngắm toàn bộ cảnh quan nơi này. Du khách còn được xem phim, xem kịch, xem chèo có nội dung gắn với lễ hội hoặc chứng kiến tận mắt những chiếc cọc đã từng đâm thủng chiếc thuyền của tướng Ô Mã Nhi hay sơ đồ những trận đánh của Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn trong bảo tàng trưng bày truyền thống của quân dân nhà Trần…
Vua Minh Mạng xây hầm vàng khổng lồ trong kinh thành Huế?
Đến nay kinh thành Đại Nội Huế vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn chưa có lời giải. Đó là thông tin về những hầm vàng bạc khổng lồ dưới thời Vua Minh Mạng(?)
<br>
Cái lạ của Lăng Khải Định
Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925) vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Ê bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.
Độc đáo bảo tàng thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế
Ngày 9-5 tại TP Huế đã diễn ra hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế”. Tồn tại gần 1,5 thế kỷ (1802 - 1945), triều Nguyễn để lại trên đất Huế một khối lượng di sản kiến trúc cung đình khổng lồ bao gồm: hệ thống thành quách, lăng tẩm, đền đài với nhiều loại hình kiến trúc độc đáo cả về giá trị lịch sử lẫn văn hóa.
Đồng ý khai quật khảo cổ tại di tích chùa Bách Môn
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1471/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 5 năm 2015 về việc khai quật khảo cổ tại di tích chùa Bách Môn.
Hà Tĩnh: Khởi công tu bổ di tích đền Chợ Củi
Mới đây, Ban Quản lý di tích đền Chợ Củi đã chính thức khởi công giai đoạn I dự án tu bổ di tích đền Chợ Củi, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Di sản văn hóa dễ bị mai một: Đau đáu nỗi lo bảo tồn
Vừa mới hát véo von nghĩa tình đấy nhưng ra đến cánh gà sân khấu là lớn tiếng chia tiền bồi dưỡng. Những hình ảnh phản cảm như vậy ảnh hưởng cực xấu đến di sản văn hóa quan họ
Tuyên Quang với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể
Tuyên Quang là tỉnh miền núi với 22 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 50%, đã tạo nên những nét sinh hoạt văn hoá đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, trước hết là các giá trị văn hóa phi vật thể, tỉnh đã và đang triển khai các giải pháp bảo tồn, khuyến khích các hoạt động sưu tầm và phổ biến rộng rãi trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Khởi động dự án trùng tu các nhóm tháp Mỹ Sơn
Để chuẩn bị cho việc lập kế hoạch trùng tu các nhóm tháp Mỹ Sơn trong thời gian tới, vừa qua đoàn chuyên gia do Tổng giám đốc Cơ quan khảo cổ Ấn Độ dẫn đầu đã có chuyến khảo sát nghiên cứu tại Mỹ Sơn.
Chầm - riêng Ch’pay, nghệ thuật diễn tấu độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ
Chầm - riêng ch’pay là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đã có từ lâu đời và phổ biến trong các phum sóc của đồng bào Khmer Nam Bộ trước đây, nay, để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
TT Huế: Phục hồi di tích Tả Tùng Tự - Thế Miếu
Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa phối hợp với Trung tâm triển khai công nghệ xây dựng miền Trung tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, phục dựng di tích Tả Tùng Tự (thuộc Thế Miếu, Đại nội Huế) và tổ chức lễ an vị, bài trí các án thờ, bài vị của các công thần triều Nguyễn.
Dấu ấn chùa Giồng Thành
Cho đến nay hai tiếng Giồng Thành vẫn hãy còn lưu đậm dấu ấn qua tên gọi của ngôi danh lam tọa lạc tại phường Long Sơn, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Vì sao gọi Giồng Thành? Và vì sao ngôi chùa Giồng Thành trở thành địa chỉ đỏ?
Huế: Khởi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi Lăng Tự Đức
Từ tháng 4/2015 đến 2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ phối hợp với Công ty CP Tu bổ Di tích Trung ương Chi nhánh miền Trung tiến hành tu bổ các hạng mục hư hại của lăng Tự Đức với tổng kinh phí hơn 100 tỷ đồng.