Giá trị toàn cầu của di tích Mỹ Sơn
Khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới thuộc địa bàn xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (thường gọi là Thánh địa Mỹ Sơn). Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII. Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề, thế nhưng những gì còn lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng vai trò rất quan trọng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật mang giá trị toàn cầu.
Thêm 6 di tích quốc gia được xếp hạng
Ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã ký ban hành các Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 06 di tích trên địa bàn các tỉnh Hải Dương, Bến Tre, Quảng Nam, Quảng Ninh, Nghệ An và Tiền Giang.
Người giữ hồn cồng chiêng ngân mãi
26 thành viên của Đội cồng chiêng xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm) như 26 nốt nhạc trong bản giao hòa ngân vang bất tận của núi rừng Nam Tây Nguyên. Những nhịp điệu ấy đủ sức đưa người nghe đong đưa theo tiếng trống, cồng ba, chiêng sáu... Và, gần 20 năm qua, nghệ nhân K’Brẻo (57 tuổi, ngụ thôn 3, xã Lộc Tân) được xem là người “nhạc trưởng” tận tụy của đội.
Rừng Thông in dấu chân Người
Khi sen bắt đầu vào mùa tỏa hương tháng 5, chúng ta lại nhớ đến Người. Từ thành phố Thanh Hóa, du khách đi về phía Tây khoảng 5 km là đến địa chỉ đỏ nơi Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên (20-2-1947) - thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn. Đến đây dường như chúng ta cảm nhận rõ hơn tấm lòng, tình cảm của Bác kính yêu đối với Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa, được trải ngắm một vùng non xanh với bao trầm tích văn hóa, di tích lịch sử, thắng cảnh hấp dẫn bên đô thị trù mật đang tháng ngày cuộn mình trong dòng chảy kiến thiết, dựng xây...
Thêm cơ hội bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể
Sau thời gian khẩn trương chuẩn bị, đến nay 2 bộ hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể: Lễ hội Trò Chiềng và Trò diễn dân ca Đông Anh đã hoàn thành và được UBND tỉnh trình Bộ VH,TT&DL thẩm định công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Về Tây Ninh thưởng thức thằn lằn núi
Thằn lằn núi Bà Đen là một trong những đặc sản Tây Ninh khá độc đáo và thường xuất hiện trên bàn nhậu của các cánh mày râu.
Tượng đài chiến thắng Sông Lô
Di tích tượng đài chiến thắng Sông Lô là công trình được xây dựng nhằm gợi nhắc tới chiến thắng anh hùng, tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta trong trận chiến kể trên.
Di tích lịch sử Hoàng Nghiêu Sơn tòa thành đá núi hùng vĩ
Làm tiền án cho núi Nưa – ngàn Nưa, là Hoàng Nghiêu Sơn... ở giáp giới ba huyện: Nông Cống, Đông Sơn và Quảng Xương. Dãy núi này theo tài liệu cũ, dài gần 10 dặm, nhiều ngọn cao thấp nhấp nhô quây quần bên nhau họp thành gia đình núi soi bóng lung linh xuống sông Hoàng Giang, như non trong lòng nước, nước ôm lấy non, cũng xứng danh chốn non nước hữu tình.
Đón nhận Bằng Xếp hạng di tích Quốc gia Hải Vân Quan
Chiều 24/5, hai Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng phối hợp tổ chức lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng Xếp hạng di tích Quốc gia Hải Vân Quan.
Bài 3: Nghi lễ hầu đồng và niềm tin tâm linh
Trước thời điểm UNESCO ghi danh “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản phi vật thể thì tín ngưỡng thờ Mẫu luôn ở trong tâm thức của người Việt. Và cũng từ trước đó, câu hỏi về sự chuẩn mực cho Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã khiến các nhà nghiên cứu và quản lý đau đầu.
Công bố Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Ngày 23 - 5, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, UBND tỉnh Phú Thọ đã công bố Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2025 theo Quyết định 522/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Huyền bí hang Dơi – núi Nả
Ngược lên núi Nả chừng một ngàn năm trăm mét, chúng tôi tìm đến hang Dơi huyền bí. mộc mạc, hoang sơ..., con đường dẫn tới hang Dơi thực sự là một trải nghiệm thú vị.
Khám phá chùa Phật Tích
Trên sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi là núi Lan Kha - non tiện) thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh có ngôi chùa cổ với tên gọi Phật Tích (Vạn Phúc Tự). Ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên, Phật Tích đã nằm trong địa bàn diễn ra sự gặp gỡ, giao thoa, hội nhập giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ.
Giới thiệu “Mộc bản trường học Phúc Giang”
Ngày 23 - 5, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh khai mạc triển lãm “Mộc bản trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu thế giới” tại sân Thái Học trong khuôn viên di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).