
Trong năm 2016 trên địa bàn chưa để xảy ra cháy rừng - Ảnh: P.V
Ông Cao Văn Quỳnh: Từ đầu năm đơn vị chỉ đạo cán bộ bám sát địa bàn, tuyên truyền các văn bản, pháp luật của Nhà nước đến tận người dân, về công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng.
Đơn vị triển khai tuyên truyền, họp dân được 197 bản /20 xã trên địa bàn, số lượng người dân tham gia trên 20.630 lượt người, nội dung tuyên truyền chủ yếu là các văn bản của Nhà nước về công tác quản lý bảo vệ rừng và công tác phòng cháy chữa cháy rừng, các chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ phát triển rừng.
Nhờ tăng cường công tác kiểm tra nên kịp thời phát hiện, lập biên bản thu giữ 10,2 m3 gỗ, chủng loại gỗ vàng tâm và giổi tại xã Na Ngoi, hiện tại số gỗ trên đã vận chuyển về đơn vị bàn giao các cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
Trên tuyến đường tuần tra biên giới mốc L10 –L11 quá trình tuần tra, phát hiện lập biên bản thu giữ 5,464 m3 Sa Mu. Hiện tại số gỗ trên bàn giao vận chuyển về Hạt Kiểm lâm, lập hồ sơ xử lý theo quy định pháp luật.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, công tác tuần tra, kiểm tra bám sát địa bàn nên nhận thức của người dân được nâng lên. Vì vậy hạn chế đáng kể hiện tượng người dân phát rừng làm rẫy trái phép xẩy ra ở trong khu vực rừng khoanh nuôi bảo vệ do đơn vị quản lý. Trong năm 2016 trên địa bàn chưa để xẩy ra cháy rừng.
Lực lượng quản lý bảo vệ rừng đã có sự tiến bộ trong việc phối kết hợp với kiểm lâm địa bàn, chính quyền địa phương trong công tác QLBVR và PCCCR.
Thực hiện kế hoạch mà UBND huyện, Huyện đội Kỳ Sơn, về việc huấn luyện dân quân tự vệ, PCCC, củng cố An ninh Quốc phòng trên địa bàn. Đơn vị đã cử cán bộ tham gia huấn luyện và tập huấn công tác PCCC đạt kết quả cao.
- Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì đơn vị còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Vậy những hạn chế đó là gì, thưa ông?
Ông Cao Văn Quỳnh: Hiện tượng khai khác lâm sản vẫn xảy ra và có chiều hướng phức tạp. Đặc biệt là trên địa bàn xã Mỹ Lý, Nậm Càn, Na Ngoi, Tây Sơn, Mường Lống do việc người dân lợi dụng những chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước để lợi dụng khai thác gỗ làm nhà để bán.
Một số trạm chưa chủ động trong việc kiểm tra địa bàn do trạm mình quản lý, việc tham mưu và phối kết hợp giải quyết một số vụ vi phạm chưa chặt chẽ, chưa sâu sát nên có nhiều vụ vi phạm chưa giải quyết dứt điểm, không có báo cáo kết quả xử lý.
- Để phát huy những kết quả đã đạt được cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn tại, đơn vị đã đề ra những mục tiêu nào cho năm 2017, thưa ông?
Ông Cao Văn Quỳnh: Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ diện tích rừng trên địa bàn được giao quản lý. Xây dựng phương án PCCCR trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sớm tổ chức thực hiện phương án PCCCR năm 2017.
Tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, PCCCR, sản xuất rẫy đúng vùng quy hoạch. Tăng cường phối hợp với các ban ngành trên địa bàn tiếp tục kế hoạch truy quét, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép các tụ điểm trên địa bàn. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn.
Tranh thủ sự chỉ đạo của Sở NN&PTNT, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Kỳ Sơn, phối hợp chặt chẽ với Hạt kiểm lâm, Đồn biên phòng, chính quyền các xã, thôn bản nhằm bảo vệ vốn rừng và đất rừng được tốt hơn. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, duy trì thường xuyên chế độ báo cáo, giao ban rút kinh nghiệm và sửa chữa kịp thời những thiếu sót trong quá trình thực hiện kế hoạch.
- Với mục tiêu đề ra như trên thì cần xây dựng những giải pháp trọng tâm nào trong năm 2017, thưa ông?
Ông Cao Văn Quỳnh: Song song với các mục tiêu, chúng tôi cũng đã đề ra các giải pháp có tính thực tiễn. Sắc xếp tổ chức cán bộ hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền lợi để khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ chỉ đạo dự án hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, duy trì thường xuyên chế độ báo cáo, giao ban rút kinh nghiệm và sửa chữa kịp thời những thiếu sót trong quá trình thực hiện kế hoạch.Trong công tác quản lý bảo vệ rừng cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương, cùng các tổ chức đoàn thể khác như: Thanh niên, Hội Phụ nữ cùng tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ có hiệu quả.
Bổ sung hoàn thiện quy chế làm việc của đơn vị. Qua đó xác định rõ ràng cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Tìm tòi nghiên cứu những loại cây giống đem trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.
Tập trung tuyên truyền người dân tham gia trồng rừng, đồng thời là cơ sở để nhân rộng, xây dựng gắn với định canh định cư, tạo việc làm ổn định, bảo vệ đời sống kinh tế của nhân dân, từ đó nâng cao tầm nhận thức của người dân, hạn chế việc phát nương làm rẫy, làm rẫy đúng vùng quy hoạch, tăng cường công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng hàng năm nhằm nâng cao độ che phủ của rừng hàng năm.
- Trân trọng cảm ơn ông!