Bát nháo ở các điểm du lịch biên giới Tây Nam

17/06/2015 21:15

Theo dõi trên

Những ngày này vùng Bảy núi huyền thoại thu hút hàng ngàn khách thập phương đổ về tham quan du lịch. Lợi dung cơ hội này, hàng chục loại "cò " và các dịch vụ ăn theo mặc sức "chặt, chém" khách phương xa.

Nhốn nháo ở TP. Châu Đốc

Từ Tp.HCM vượt qua quãng đường gần 200km, chúng tôi có mặt tại quê hương của chùa bà và nơi an nghỉ của Thoại Ngọc Hầu – người có công giữ vững biên ải, chỉ huy công trình đào kênh Vĩnh Tế, thoát nước ra biển  đông chống ngập cho miền Tây.  

Mới trông thấy ô tô của khách phương xa đến, các “cò” nhà nghỉ, khách sạn lập tức chạy theo chèo kéo hoặc nhảy bổ ra đường chặn xe lại để mời chào vào nghỉ ngơi. Chúng tôi vào nhà nghỉ T.S và chọn ba phòng, dành riêng một phòng cho tài xế. Tuy nhiên, bác tài vừa nằm nghỉ được một tiếng thì bà chủ mời khéo ra ngoài để buộc nhường phòng cho một đoàn khách khác. đúng là một kiểu làm ăn chụp giật!

Ngoài “cò” nhà nghỉ, du khách phải đối mặt với kiểu buôn bán hỗn tạp, đểu cáng, lừa gạt của những người bán chim phóng sinh trước chùa bà Chị Trần Thị Thanh Nhàn, du khách từ q.3, TP.HCM bức xúc: “Đề phòng bị lừa gạt, tôi hỏi giá một con chim là bao nhiêu. Người bán ra giá 5.000 đồngSau khi thỏa thuận xong, tôi đồng ý thả bốn con nhưng người bán thả hết 20 con và bắt tôi trả tiền”. Có mặt tận nơi, chúng tôi chứng kiến khách phương xa đều bị rơi vào “bẫy”. Nếu không trả đủ tiền, người bán chim cùng những tên lưu manh sẽ vây quanh du khách và buộc phải móc tiền nếu không muốn bị đánh. đem câu chuyện này hỏi anh Tài – một bác tài xe ôm, chúng tôi được biết, khách đến đây không thể nào tránh khỏi những quả lừa.

Để tranh giành khách, những người lái xe ôm, xe lôi luôn lao vào tranh cãi thậm chí đánh nhau, gây mất trật tự trị an. Sau khi thỏa thuận 15.000 đồng tiền chở khứ hồi, người viết thuê một chiếc xe ôm chạy lên đỉnh núi Sam để chụp ảnh vì từ đây có thể thấy toàn cảnh vùng bảy núi nhưng khi về đến nhà trọ, bác tài đòi gấp đôi với lý do “Phải dừng giữa đường để…mua báo”. 

Ngoài ra, du khách còn bị làm phiền vì “cò” các quán luôn bám sát sau lưng để chào mời. Nhưng giá ăn thì rất đắt, giá một chai Sài gòn đỏ lên tới 20.000 đồng, đắt gấp nhiều lần các điểm du lịch khác. Quý khách phải hỏi giá trước, còn không thì chỉ biết bấm bụng móc tiền ra trả.

Chúng tôi thử gọi hai ly nước mía không đá ở vỉa hè. Khi tính tiền, chủ quán tính thành… bốn ly, giá một ly là 10.000 đồng. 

Cái bang miền Viễn Đông

Rời Tp. Châu đốc, nhiều du khách tìm về khu du lịch núi Két - nơi có từ an tự, tọa lạc tại xã Tịnh Sơn, huyện Tịnh Biên, giáp biên giới Campuchia.Từ tỉnh lộ 91, muốn vào chùa, khách hành hương phải đi bộ mất 2km. Lợi dụng điều này, hàng trăm bác tài xe ôm tụ tập về đây để chuyên chở du khách, giá mỗi lượt là 5.000 đồng. Bất chấp quy định về an toàn giao thông và hai chốt chặn của công an, các bác tài chở ba phóng như điên trên đường để quay vòng xe thu lợi.

Dọc đường đi, hàng trăm “cái bang” từ khắp các tỉnh đã đổ về đây để hành nghề.  

Bằng các 
thủ đoạn dùng “khổ nhục kế” như trôi quét phẩm màu lên người, tạo dựng vết thương giả, ăn mặc dơ bẩn, khách hành hương mủi lòng thương đã rút tiền ra bỏ vào mũ. Nhưng họ không thể ngờ, sau đó vài phút, cái bang thoải mái ngồi dậy, móc tiền ra đếm và sắp xếp theo từng xấp: 500, 1.000 đồng hoặc 5.000 đồng.

Một số thanh niên giả mù kết hợp cùng nhiều trẻ em lập thành nhóm hát rong để bán vé số. Trông thấy hoàn cảnh “tội nghiệp”, nhiều du khách đã móc tiền ra mua vé số. Lợi dụng sự đông đúc, nhiều đạo chích đã trà trộn vào dòng người hành hương để ra tay trộm cắp. Nhiều người đã bị “hai ngón” nẫng mất điện thoại di động, bóp ví.

Anh Nguyễn Tuấn Anh – du khách từ TP.HCM cho biết: “đi du lịch nhiều nơi nhưng chưa nơi nào tôi thấy “cái bang” và người bán vé số nhiều như ở đây. Thấy một cặp vợ chồng già dắt díu nhau đi bán vé số, thương tình tôi mua năm tờ nhưng sau đó mới tá hỏa vì vé số đã phát hành”.

Để lập lại trật tự và mỹ quan tại các điểm du lịch ở  an  giang, chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng sớm xóa sổ những cảnh nhếch nhác trên để tạo dựng niềm tin cho du khách. 
 
Theo Duyên dáng Việt Nam

Bạn đang đọc bài viết "Bát nháo ở các điểm du lịch biên giới Tây Nam" tại chuyên mục Phương Nam. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.