Mạng xã hội: “Mặt trận không tiếng súng” góp phần bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong thời đại công nghệ, mạng xã hội không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn trở thành nền tảng quan trọng trong việc bảo tồn, quảng bá và phát huy các di sản văn hóa truyền thống. Tín ngưỡng thờ Mẫu, một giá trị văn hóa độc đáo của Việt Nam, cũng đang “hưởng lợi” từ sức mạnh của truyền thông số để lan tỏa. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, sự phát triển không kiểm soát của mạng xã hội cũng đặt ra nhiều thách thức và hệ lụy. Trong bối cảnh đó, mạng xã hội được xem là "mặt trận thầm lặng" góp phần bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu.
Các hoạt động tháng 10 với chủ đề “Biển đảo trong lòng đồng bào” tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Từ ngày 1/10 đến 31/10/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, bảo tồn các giá trị văn hóa của cha ông.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Chung: "Thế hệ trẻ cần phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy nét đẹp thờ Mẫu"
Nghệ nhân Nguyễn Văn Chung (SN 1989) sinh ra và lớn lên tại xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Hiện nay Nghệ nhân Nguyễn Văn Chung là Thủ nhang bản điện Thiên Tâm Điện. Bên cạnh đó, anh đang đảm nhận vai trò Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo tồn và Phát huy các giá trị di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, kiêm Phó Thư ký Câu lạc bộ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hoá Quốc gia, Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển.
Tín ngưỡng thờ Mẫu trước nguy cơ biến tướng: Trách nhiệm của các nghệ nhân ở đâu?
Gần đây, một sự kiện hầu đồng tại Hưng Yên đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu. Tại đây, một thanh đồng lớn tuổi đã thực hiện hành vi ngồi quay lưng về phía công đồng - nơi được xem là chốn ngự của thánh thần - và nhân danh Mẫu giáng thế để đưa ra những lời phán truyền.
Đền Lảnh Giang - địa điểm du lịch văn hóa tâm linh, tín ngưỡng nổi tiếng của tỉnh Hà Nam
Đền Lảnh Giang (còn gọi là đền Quan Lớn Đệ Tam) tọa lạc tại thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, Thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đây được coi là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh, tín ngưỡng nổi tiếng của tỉnh Hà Nam.
Khu di tích lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Nhà tưởng niệm Trung tướng Nguyễn Bình
Trải qua những năm tháng, Hưng Yên đã góp phần không nhỏ vào văn hóa và lịch sử cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, là nơi lưu giữ hai dấu ấn lịch sử quan trọng - Khu di tích lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Nhà tưởng niệm Trung tướng Nguyễn Bình.
Đồng Tháp: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hoá luôn được chú trọng
Sở VHTTDL Đồng Tháp vừa có báo cáo công tác VHTTDL 9 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hoá luôn được chú trọng quan tâm bảo tồn một cách bền vững và hiệu quả.
Vĩnh Long nâng cao vai trò quản lý, định hướng bảo tồn và phát triển di sản nghệ thuật Đờn ca tài tử trong cộng đồng
Theo thống kê của Sở VHTTDL Vĩnh Long năm 2024 toàn tỉnh có 448 câu lạc bộ Đờn ca tài tử 2 đang hoạt động (tăng gần 2,3 lần so với đợt kiểm kê năm 2013, 197 CLB), có số lượng gần 5.900 thành viên, với tần suất sinh hoạt bình quân mỗi tháng 01 lần.
Đồng thầy Lê Thị Thanh Hiền cùng các đệ tử điện Quang Minh đang có những chuyến hành trình từ thiện xuyên đêm
Đồng thầy Lê Thị Thanh Hiền ở số 12 ngõ 160 Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội luôn luôn tâm huyết với việc gìn giữ, phát huy nét đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu. Cô cùng với các đệ tử điện Quang Minh thực hiện nhiều chuyến thiện nguyện trên khắp mọi miền đất nước, mang đến những điều tốt đẹp cho những cảnh đời còn bất hạnh.
Thất Phủ cổ miếu Biên Hoà - Một dấu ấn văn hoá người Hoa tại Việt Nam
Vào thời kỳ nhà Thanh đoạt được quyền lực từ nhà Minh trên đất Trung Hoa, năm 1679 khoảng 3.000 người tướng sĩ nhà Minh cùng 50 chiến thuyền đã đến miền Đàng Trong xin quy thuận chúa Nguyễn. Được chúa Nguyễn cho phép, một nửa theo tướng Trần Thượng Xuyên đến trấn Biên Hòa để lập nghiệp. Họ tìm thấy Cù lao phố: Nằm biệt lập giữa lòng con sông Đồng Nai, một hòn đảo lớn chia dòng nước làm hai. Họ dựng lên phố xá, bến cảng, thu hút tàu thuyền từ các xứ Trung Hoa, Nhật Bổn, Chà Và… đến giao thương vô cùng đô hội, thịnh vượng bậc nhất phương Nam lúc bấy giờ.
Tây Ninh: Truyền dạy về bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian trong đồng bào Khmer gắn với phát triển du lịch
Vụ Văn hoá dân tộc, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với Sở VHTTDL Tây Ninh tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy về bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc) trong đồng bào Khmer.
“Đạo nhà” trong thực hành tín ngưỡng thỡ Mẫu Tam phủ của người Việt
Phóng viên Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển thông tin đến bạn đọc nội dung cuộc phỏng vấn Nghệ nhân Ưu tú Trần Ngọc Ánh về “Đạo nhà” trong thực hành tín ngưỡng thỡ Mẫu Tam phủ của người Việt.
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy hát Páo dung và thêu trang phục truyền thống của dân tộc Dao
Chiều ngày 9/10, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Chợ Đồn, UBND xã Bình Trung tổ chức khai mạc chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy hát Páo dung và thêu trang phục truyền thống của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) tại thôn Bản Ca.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt: Thế nào là thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu?
Ngày 20/9/2024, chúng tôi có dịp dự buổi ra mắt tập thơ Phượng Hoàng Lửa của Nghệ nhân Ưu tú Trần Thị Liễu (Trần Ngọc Ánh). Đây là tập thơ thứ 2 của chị Liễu - thành viên Hội đồng Tư vấn chuyên môn đối với các hoạt động tín ngưỡng thuộc Phòng Tín ngưỡng và Hiện tượng tôn giáo mới, Ban Tôn giáo Hà Nội. Đồng thời chị là Phó Trưởng Ban Bảo tồn - Phát huy di sản văn hóa Việt Nam, kiêm Chủ nhiệm CLB Diễn xướng Chầu văn Thiên Phú...