
Tục kéo vợ của đồng bào người Mông.
Tục lệ kéo vợ còn thể hiện sự danh giá của cô gái với ba ý nghĩa chính:
- Cô gái không bị xã hội đánh giá thấp hèn, cam chịu chạy theo con trai một cách mù quáng để hầu hạ nhà trai.
- Người con trai thực sự cần lấy cô gái làm vợ vói thiên chức người mẹ nên mới kéo về làm vợ.
- Cô gái tránh được tai tiếng xấu và lời đồn thổi của xã hội và sự ngược đãi sau này của nhà chồng.
Trong ba ngày hội, những cô gái Mông trong trang phục truyền thống rực rỡ tới tham dự lễ hội, chờ đợi bạn tình và mong chờ được người yêu kéo về làm vợ.

Các cô gái Mông xúng xánh trong lễ hội kéo vợ đầu năm.
Các chàng trai sẽ nhờ 5 đến 10 người bạn của mình để kéo cô gái mình yêu về làm vợ. Trong những người giúp chàng trai thì có một cô gái trẻ chưa chồng khác họ nhà trai làm phù dâu, một chàng trai khác họ với nhà trai chưa vợ làm phù rể, một người anh hoặc bác ruột đứng đầu cùng bà cô hay dì đại diện mẹ của chú rể.
Tuy nhiên trong quá trình kéo nếu làm cô gái sợ hãi, bật khóc hoặc chân tay bị trầy thì việc kéo vợ coi như thất bại, chàng trai sẽ phải hẹn năm sau. Điều đó, thể hiện sự tôn trọng người phụ nữ.
Mặc dù có những quy định nhưng ngày nay một số thanh niên đã lạm dụng và có những hành vi chọc ghẹo các cô gái khiến phong tục này dần bị giảm giá trị.
Tục kéo vợ ngày nay bị nhiều thanh niên lạm dụng khiến giá trị bị giảm.
Đây được xem là một trong những nét đẹp văn hóa của người Mông. Tục kéo vợ của người Mông thể hiện sự giữ gìn bản sắc văn hóa cộng đồng nói chung và các giá trị tinh thần nói riêng.
Theo Tuệ Linh (Ngày Nay)